Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊATRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6 Năm học: 2023 – 2024I. LÝ THUYẾT CƠ BẢNCâu 1. Lực tác dụng vào vật có thể gây ra các tác dụng nào? Mỗi loại cho một ví dụminh họa.- Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động của vật,làm biến dạng vật hoặc đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làmbiến dạng vật.- Ví dụ:+ Thay đổi tốc độ: khi đang chạy xe đạp, ta bóp phanh khiến xe dừng lại.+ Thay đổi hướng chuyển động: Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sangphải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.+ Bị biến dạng: Kéo dãn một lò xo, dùng tay nén 2 đầu của lò xo…..+ Đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làm biến dạng vật: Khiquả bóng cao su đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biếndạng quả bóng, quả bóng chạm tường và bị bật trở lại.Câu 2. a. Khối lượng là gì? Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịnh 380 g”.Số ghi đócho biết điều gì?- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đóđược gọi là khối lượng tịnh.- Trên vỏ hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịnh 380g”. Số ghi đó chỉ lượng sữa trong hộp là380g.b. Trọng lượng của vật. - Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng được kíhiệu là P. - Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N. - Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.c. Lực hấp dẫn.- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.Ví dụ:Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Lực hấp dẫn giữa hai quyển sách đặt gần nhau.1Câu 3. Thế nào là lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Cho ví dụ minh họa.a. Lực tiếp xúc. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lựccó sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. Ví dụ: Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. Thủmôn và quả bóng tiếp xúc với nhau.b. Lực không tiếp xúc. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng)gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng)chịu tác dụng của lực. Ví dụ: Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, namchâm và miếng sắt không tiếp xúc với nhau.Câu 4. Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt, ma sát nghỉ? Cho ví dụ minh họa.Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi em bé chơi cầu trượt.- Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của vật khi vật tiếp xúc với bề mặtcủa một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó.Ví dụ: Tay ta cầm, nắm được các vật là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.Câu 5. Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng nào?Cho ví dụ từng loại.- Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:+ Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động. VD: Cánh quạt máy đang quay;Ô tô đang chạy trên đường….+ Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khivật không chuyển động). VD: Cánh diều trên bầu trời; quả táo trên cành cây khi chưa rơichạm đất….+ Thế năng đàn hồi: những vật như lò xo, dây cao su,… khi bị biến dạng có năng lượng ởdạng thế năng đàn hồi. VD: Dây cung được kéo căng; dùng tay nén chặt cái lò xo….+ Quang năng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn…. phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang nănglượng gọi là quang năng. VD: Mặt Trời đang chiếu sáng; Đèn pin đang chiếu sáng…..+ Nhiệt năng: năng lượng phát ra từ các nguồn nhiệt. VD: hòn than đang cháy; ấm nướcđang sôi…2+ Điện năng: Các nhà máy nhiệt điện, điện gió,thủy điện,… sản xuất ra điện năng và đượctruyền tải đến nơi tiêu thụ. VD: trạm phát điện gió Bạc Liêu, nhà máy thủy điện HòaBình,..+ Hóa năng: năng lượng do quá trình biến đổi hóa học tạo ra. VD: năng lượng trong pin,thực phẩm.Câu 6. a. Thế nào là nhiên liệu và năng lượng tái tạo? Kể tên hai loại nhiên liệu và hailoại năng lượng tái tạo mà em biết?- Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánhsáng.Ví dụ như: Than, củi, khí gas, xăng, dầu….- Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như MặtTrời, gió, thủy triều, sóng,…VD: trạm phát điện gió Bạc Liêu, nhà máy thủy điện Hòa Bình,..b. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng nàysang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.VD: Rót nước vào cốc nước đá. Năng lượng nhiệt của nước đã truyền cho đá làm đá tan. Xoa 2 bàn tay vào nhau. Động năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm ấm bàn tay.Câu 7. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. - Hằng ngày chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đề cương ôn tập học kì 2 Đề cương học kì 2 lớp 6 Đề cương học kì 2 năm 2024 Đề cương HK2 KHTN lớp 6 Đề cương trường THCS Lê Quang Cường Trọng lượng của vật Lực hấp dẫnTài liệu liên quan:
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
10 trang 380 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phan Chu Trinh
5 trang 192 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
6 trang 179 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Nhật lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
6 trang 154 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du
12 trang 99 1 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du
10 trang 72 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
5 trang 70 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
14 trang 69 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Độc Lập
7 trang 65 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
6 trang 62 0 0