Danh mục

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 112.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội SỞ GD – ĐT HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ IITRƯỜNG THPT PHÚC THỌ Năm học 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11 Phúc Thọ, ngày 22 tháng 04 năm 2024A. LÝ THUYẾTI. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI 1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian làm bài: 90 phútII. CẤU TRÚC ĐỀ THI CUỐI KÌ II 1. Phần 1. Đọc hiểu (4,0 điểm): 05 câu hỏi 2. Phần 2. Viết (6,0 điểm) *Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận văn học/ Đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 150 chữ) - 2,0 điểm *Câu 2. Viết bài văn nghị nghị luận văn học/ Bài văn nghị luận xã hội( khoảng 400 chữ) - 4,0 điểmIII. NỘI DUNG ÔN TẬP:Phần I. Đọc hiểu1.Ôn tập phần tri thức Ngữ văn của các thể loại văn bản sau:* Truyện ngắn:Nhận biết:- Nhận biết thể loại, phương thức biểu đạt.- Nhận biết được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, lờingười kể chuyện, lời nhân vật,…- Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu.- Nhận biết được cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật.Thông hiểu:- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; tóm tắt được văn bản- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật, tình huống- Phân tích được chủ đề, tư tưởngVận dụng:- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lígiải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.- Rút ra được thông điệp từ văn bảnVận dụng cao:- Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua văn bản- Tác động của văn bản đối với bản thân* Thơ trữ tìnhNhận biết:- Nhận biết được thể thơ, phương thức biểu đạt- Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu được sử dụng trong bài thơ.- Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơThông hiểu:-Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình được thể hiệnqua ngôn ngữ văn bản.-Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ, hệ thống hình ảnh,cách đặt nhan đề…của tác phẩm;-So sánh đối chiếu và chỉ ra sự khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách đặt nhanđề…của câu thơ đoạn thơ trong bài thơ và với bài thơ khác.Vận dụng:- Rút ra được bài học cho bản thân.- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.Vận dụng cao:- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộcsống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.- Tác động của văn bản đối với bản thân.* Kí, tuỳ bút, tản vănNhận biết:- Nhận biết được đề tài, thể loại, nội dung, kết cấu của văn bản.- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu.- Nhận biết được các yếu tố tự sự và trữ tình; các yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản.- Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong văn bản.Thông hiểu:- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, đề tài, giọng điệu và mốiquan hệ giữa các yếu tố này trong văn bản.- Phân tích được sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình; giữa hư cấu và phi hư cấu trong vănbản.- Phân tích được nội dung, chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản.- Phân tích, lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua vănbản; phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của văn bản.- Lí giải được tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản.Vận dụng:- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm của bản thân về cuộc sống hoặcvăn học.- Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra trong văn bản.Vận dụng cao:- Đánh giá được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm của bản thân về văn họcvà cuộc sống. Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để đánh giá ý nghĩa,giá trị của tác phẩm.- So sánh được hai văn bản cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau*Văn bản nghị luậnNhận biết:- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; cách sắpxếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.- Nhận biết được các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luậnThông hiểu:- Nêu được nội dung bao quát, ý nghĩa của văn bản- Trình bày được mục đích, quan điểm của người viết- Lí giải được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm,lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản.- Phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.Vận dụng:- Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm củatác giả.- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội thể hiện trong văn bản để lígiải ý nghĩa, thôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: