Danh mục

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông

Số trang: 15      Loại file: docx      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông UBND QUẬN HÀ ĐÔNGTRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2023 – 2024I. PHẦN ĐỌC – HIỂU1. Ôn tập văn bản1.1 Truyện (Truyện đồng thoại)* Khái niệm: Loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyệnđồng thoại được nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (nhân cách hoá).- Đề tài: là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản.- Chủ đề: là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.* Cách đọc hiểu truyện đồng thoại:- Đầu tiên, cần xác định được các sự việc chính được kể.- Sau đó chỉ ra những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vậtchính.- Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách... của cácnhân vật trong truyện.- Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sốngcủa bản thân em.1.2 Thơ (Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)* Khái niệm: Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sựviệc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình.* Cách đọc hiểu văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả:- Đọc kỹ văn bản thơ và xác định câu chuyện được kể trong bài thơ.- Nhận biết những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếutố ấy.- Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ.- Suy nghĩ về ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em sau khi học.1.3 Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội)* Khái niệm: Nghị luận xã hội (trình bày một ý kiến) là nêu lên một vấn đề mình quantâm trong đời sống, sử dụng các lí lẽ bằng chứng cụ thể để củng cố cho ý kiến của mìnhnhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán thành ý kiến, vấn đề đó* Các thành tố quan trọng của văn bản nghị luận xã hội:- Ý kiến: là vấn đề chính mà văn bản bàn luận.- Lí lẽ: là cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết, người nói.- Bằng chứng: là những minh chứng làm rõ lí lẽ.* Cách đọc hiểu một văn bản nghị luận xã hội:- Nhận biết vấn đề mà tác giả nêu trong văn bản.- Chỉ ra được các lí lẽ và bằng chứng cụ thể mà người viết đã sử dụng để làm sáng tỏ ýkiến.- Nhận xét được các lí lẽ, bằng chứng (rõ ràng, chặt chẽ, tiêu biểu, phong phú, có sứcthuyết phục,…)- Nêu được ý nghĩa của vấn đề mà văn bản đặt ra với mọi người.- Nhận biết được thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản.1.4 Truyện (Truyện ngắn)* Khái niệm: Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phứctạp,... Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng. Truyện ngắn hiện đại Việt Namxuất hiện tương đối muộn.* Đặc điểm nhân vật: là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thểhiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ,...* Lời người kể chuyện: là lời của người đã kể lại câu chuyện.+ Ngôi thứ nhất thứ nhất: lời của người kể là lời của người xưng tôi+ Ngôi thứ ba: lời của người kể là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện.*Cách đọc hiểu văn bản truyện ngắn:- Cốt truyện: Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính.- Người kể chuyện: Người kể chuyện là ai? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Phânbiệt được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.- Nhân vật: Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí,hành động và lời nói.- Rút ra đề tài, chủ đề của truyện và tình cảm của nhà văn.- Rút ra được bài học cho bản thân.1.5 Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả)* Khái niệm: Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyền tải thông tin một cáchtin cậy, xác thực.* Những yếu tố hình thức của văn bản thông tin:- Sa-pô là đoạn văn ngắn nằm ngay dưới nhan đề văn bản nhằm giới thiệu tóm tắt nộidung bài viết và tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.- Nhan đề là tên của văn bản thể hiện nội dung chính của văn bản.- Đề mục là tên của một chương, mục, hoặc một phần của văn bản. Đề mục giúp cho bốcục văn bản mạch lạc và dễ tiếp nhận. Dưới mỗi đề mục là một hoặc một vài đoạn văntạo thành bộ phận của toàn văn bản.* Văn bản thông tin thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả- Văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện: thuộc thể loại văn bản thông tin. Mục đíchcủa kiểu văn bản này là giới thiệu, thuyết minh về sự kiện, giúp người đọc hình dungquá trình diễn biến của sự kiện và các thông tin liên quan.- Văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện theo nguyên nhân – kết quả thường baogồm ba thông tin chính:+ Nguyên nhân: Vì sao lại xảy ra sự việc ấy?+ Diễn biến: Sự việc ấy diễn ra thế nào?+ Kết quả: Kết quả ra sao?* Cách đọc hiểu một văn bản thông tin:- Chỉ ra sự kiện được nêu trong văn bản và mục đích của người viết văn bản đó.- Nhận biết được trật tự triển khai nội dung thông tin; các số liệu và kiến thức có ý nghĩaquan trọng trong văn bản.- Nêu được đặc điểm và tác dụng của hình thức trình bày văn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: