Danh mục

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Đinh Trang Hòa 1

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Đinh Trang Hòa 1 sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Đinh Trang Hòa 1TRƯỜNG THCS ĐINH TRANG HOÀ I TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2023-2024 A.NỘI DUNG ÔN TẬP I.TRI THỨC ĐỌC - HIỂU HS nắm được đặc điểm các thể loại: 1.Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường: Xem đề cương giữa kì II 2.Truyện hiện đại: Xem đề cương giữa kì II 3.Văn bản thông tin a. Khái niệm: Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó. b. Đặc điểm - Cấu trúc: + Phần 1: Nêu một số thông tin về: tên cuốn sách, tác giả hoặc tên bộ phim, đạo diễn, diễn viên, người quay phim,…trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách/ bộ phim. + Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách/ bộ phim và trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về giá trị của cuốn sách/ bộ phim. + Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách/ bộ phim và đề xuất/ khuyến khích mọi người nên đọc/xem. - Văn bản có thể có sa-pô (sapo), đoạn nằm ngay dưới nhan đề văn bản, nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc. - Loại văn bản này thường sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh từ cuốn sách/ bộ phim được giới thiệu) để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả. 4.Truyện lịch sử a. Khái niệm: là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,...) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc. b. Đặc điểm: - Cốt truyện: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia,...nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến... – Bối cảnh: + Thời gian: Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. + Không gian: gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. - Nhân vật: + Nhân vật chính: thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia,...tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. + Nhân vật phụ: thường do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính. 1TRƯỜNG THCS ĐINH TRANG HOÀ I TỔ NGỮ VĂN - Ngôn ngữ: mang đậm sắc thái lịch sử, phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. II. TRI THỨC TIẾNG VIỆT HS biết vận dụng tốt các tri thức tiếng Việt vào đọc – hiểu ngữ liệu 1. Đảo ngữ: 2. Câu hỏi tu từ: Xem đề cương giữa kì II 3. Biệt ngữ xã hội: 4.Thành phần biệt lập trong câu: a. Khái niệm: Thành phần biệt lập là thành phần có tính độc lập với nòng cốt câu. b. Các loại thành phần biệt lập - Thành phần phụ chú:được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm. - Thành phần gọi – đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. - Thành phần cảm thán: được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói. - Thành phần tình thái: được dùng để diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 5.Các kiểu câu a. Đặc điểm và chức năng của câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm: Kiểu câu Chức năng Đặc điểm Câu kể Kể, miêu tả, thông Thường kết thúc bằng dấu chấm (.). (Câu trần báo, nhận định,... thuật) Câu hỏi Dùng để hỏi - Sử dụng các từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, vì sao, (Câu nghi bao giờ,..,) vấn) - Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?). Câu cảm Biểu lộ cảm xúc - Sử dụng các từ ngữ cảm thán: ôi,chao, chao ôi, của người nói chà, trời,...hoặc các từ chỉ mức độ của cảm xúc như: (hoặc người viết). quá, lắm, thật,... - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!) Câu khiến Yêu cầu, đề nghị, - Sử dụng những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, ra lệnh,... chớ, đi nào,... - Thường kết thúc bằng dấu chấm than(!). b. Đặc điểm và chức năng của câu khẳng định và câu phủ định Kiểu câu Chức năng Đặc điểm Câu Khẳng định các hành - Thường không có phương tiện diễn đạt riêng. khẳng động, trạng thái, tính - Có thể bắt gặp trong câu khẳng định những cấu định chất, đối tượng trong trúc: không phải không, không thể không, không câu. ai không,... Câu phủ Phủ nhận các hành - Thường sử dụng các từ ngữ phủ định như: không, định động, trạng thái, tính chẳng, không phải, chẳng phải, chả,... chất, đối tượng trong - Có thể bắt gặp trong câu phủ đinh những cấu câu. trúc: làm gì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: