Danh mục

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.12 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng TàuTrường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HỌC KÌ II Năm học 2023 – 2024A. PHẠM VI KIẾN THỨC, CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA.I. Kiến thức trọng tâm:1. Đọc hiểu văn bản:- Văn bản nghị luận, văn bản biểu cảm- Văn bản tự sự2. Tiếng việt:- Khởi ngữ- Các thành phần biệt lập- Các phép liên kết câu* Nắm vững kiến thức cơ bản và thực hành các bài tập liên quan đến các phần trên3. Tập làm văn:a. Nghị luận xã hộiNghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống hoặc vấn đề tư tưởng đạo líXác định yêu cầu của đề nội dung vấn đề nghị luận nắm vững kỹ năng làm văn để tạo lậpvăn bản nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một sự việc hiện tượng đời sống.b. Nghị luận văn học- Nói với con ( Y Phương )- Sang thu ( Hữu Thỉnh )- Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải )- Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê)Học sinh nắm được nội dung nghệ thuật của tác phẩm và kỹ năng làm bài nghị luận văn họcđể viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ.II. Cấu trúc đề kiểm tra:Hình thức: Tự luận1. Đọc hiểu (3.0 điểm): Văn bản: 2.0 điểm; tiếng Việt: 1.0 điểm1.1. Phần văn bản - Chọn Ngữ liệu ngoài SGK: Văn bản cùng thể loại. - Phương thức biểu đạt, thể loại. - Ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề văn bản. - Nội dung, ý nghĩa văn bản. 2Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 - Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản. - Đặc điểm nhân vật. Thông điệp rút ra cho bản thân.1.2. Tiếng Việt: - Xác định khởi ngữ - Xác định các thành phần biệt lập. - Các phép liên kết câu2. Vận dụng thấp (2.0 điểm):Viết đoạn văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống hoặc vấn đề tư tưởng đạo lí.3. Vận dụng cao (5.0 điểm): - Viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ. - Nghị luận về truyện, nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích)B. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP CỤ THỂ.I. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN1. PHẦN VĂN BẢN- Văn bản nghị luận- Văn bản tự sự- Văn bản biểu cảmII. TIẾNG VIỆT1.Khởi ngữ- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.VD: Đối với cháu, thật là đột ngột […].-Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với,…2. Các thành phần biệt lậpa. Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việcđược nói đến trong câu.VD: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy vào lòng anh, sẽ ômchặt lấy anh.b. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng,giận,…)VD: Ồ, sao mà độ ấy vui thế.c.Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.VD: Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. 2Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9d. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.VD:Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưađầy một tuổi.3. Các phép liên kết câuCác câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liênkết chặt chẽ về nội dung và hình thức:– Liên kết về nội dung:+ Liên kết chủ đề (các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn vănphải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản).+ Liên kết lô-gíc (các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải đượcsắp xếp theo một trình tự hợp lí).– Liên kết hình thức gồm các phép liên kết:+ Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khácnhau để tạo sự liên kết.+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, tráinghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ởcâu đứng trước.+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước. Lưu ý: Khi xác định phép liên kết tuyệt đối không xác định trong cùng một câu.III. TẬP LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội * Yêu cầu : - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạolý. 1/ Lí thuyết: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc tưtưởng đạo lý. Xem lại bài học tiết 96-103 2/ Nghị luận văn học: - Nghị luận về một đoạn thơ 2Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 * MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO :Đề 1: Cảm nhận bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh1. Giới thiệu- Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, viết nhiều, viết hay vềcon người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.- Bài thơ Sang thu được sáng tác năm 1977 thể hiện những cảm xúc tinh tế, sâu lắng củangười lính từng trải qua một thời trận mạc.- Dẫn vào bài thơ cần phân tích.2. Cảm nhậna. Những tín hiệu báo sang thu- Bức tranh thiên nhiên lúc chớm thu giúp ta cảm nhận được hơi thở ấm nồng của vạn vật, đấttrời qua những hình ảnh giản dị, thân quen nơi thôn dã. Sự biến đổi của đất trời sang thu đượcnhà thơ miêu tả từ những tín hiệu chuyển mùa mà phải thật sự tinh tế mới cảm nhận được:ngọn gió se mang theo hương ổi, làn sương chùng chình qua ngõ.- Từ “bỗng” mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong tâm hồn thi nhân.- Hương ổi: hương thơm quen thuộc của trời thu đất bắc cảm nhận bằng thính giác- Phả: diễn tả một làn hương ngọt ngào, sánh đậm- Gió se: làn gió mang theo hơi lạnh và khô cảm nhận bằng khứu giác- Sương chùng chình: chậm chạp, thong thả cảm nhận bằng thị giác- Hình như  diễn tả một điều gì đó chưa chắc chắc, nửa khẳng định, nửa hoài nghib. Bứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: