Thông tin tài liệu:
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi học kì 2 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN VẬT LÝ 11A. Đơn vị kiến thức1. Từ trường2. Lực từ. Cảm ứng từ. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt.3. Lực Lo-Ren-Xơ4. Từ thông. Cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng.5. Tự cảm6. Khúc xạ ánh sáng. Phản xạ toàn phần7. Lăng kính8. Thấu kính mỏng9. MắtB. CÂU HỎI THAM KHẢO.Câu 1: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian vàA. tác dụng lực hút lên các vật. B. tác dụng lực điện lên điện tích.C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.Câu 2: Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường:A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ đi qua.B. Các đường sức từ là những đường cong không khép kín.C. Các đường sức từ không cắt nhau.D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điệnvì có lực tác dụng lên mộtA. dòng điện khác đặt song song cạnh nó. B. kim nam châm đặt song song cạnh nó.C. hạt mang điện chuyển động dọc theo nó. D. hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường cóA. các đường sức song song và cách đều nhau. B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ.C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.Câu 6: Dây dẫn mang dòng điện không tương tác vớiA. các điện tích chuyển động. B. nam châm đứng yên.C. các điện tích đứng yên. D. nam châm chuyển động.Câu 7: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dâydẫn: A. hút nhau. B. đẩy nhau. C. không tương tác. D. đều dao động.Câu 8: Lực nào sau đây không phải lực từ?A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.B. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.C. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam.D. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện.Câu 9: Một kim nam châm ở trạng thái tự do, không đặt gần các nam châm và dòng điện. Nó có thề nằm cân bằngtheo bất cứ phương nào. Kim nam châm này đang nằm tạiA. địa cực từ. B. xích đạo. C. chí tuyến bắc. D. chí tuyến nam.Câu 10: Chọn câu sai?A. Trong thực tế nam châm luôn chỉ có hai cực, một cực là cực Bắc kí hiệu là N, cực kia là cực Nam kí hiệu là S.B. Hai cực cùng tên của nam châm thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.C. Mỗi nam châm bao giờ cũng có hai loại cực phân biệt.D. Tương tác giữa hai dòng điện với nhau, giữa dòng điện với nam châm gọi là tương tác từ.Câu 11: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao choA. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.Câu 12: Đặc điểm nào không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫnthẳng dài?A. Các đường sức là các đường tròn.B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn.C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái.D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện.Câu 13: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.B. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường.D. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.D. Các đường sức từ là những đường cong kín.Câu 15: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiệnA. xung quanh dòng điện thẳng B. xung quạnh một thanh nam châm thẳngC. trong lòng của một nam châm chữ U D. xung quanh một dòng điện trònCâu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện thẳng dài?A. Các đường sức là các đường tròn;B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn;C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái;D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện.Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là sai?A. Dựa vào hình ảnh của “đường mạt sắt” ta có thể biết chiều của đường sức từ.B. Sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của đường sức.C. Dùng nam châm thử đặt trên đường sức từ cho ta biết chiều của đường sức từ.D. Với dòng điện thẳng các “đường mạt sắt” trên tờ bìa là những đường tròn đồng tâm.Câu 18: Đáp án nào sau đây đúng khi nói về đường sức từ:A. xuất phát từ - ∞, kết thúc tại + ∞. B. xuất phát tại cực bắc, kết thúc tại cực nam.C. xuất phát tại cực nam, kết thúc tại cực bắc.D. là đường cong kín nên nói chung không có ...