Danh mục

Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Tin học 11 năm 2017-2018 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.59 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Tin học 11 năm 2017-2018 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp dưới đây, hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em hệ thống lại các kiến thức đã học và giúp các em luyện tập thực hành chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Tin học 11 năm 2017-2018 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên GiápĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ INĂM HỌC 2017 – 2018MÔN : TIN HỌC 11§1. KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH1. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình:a. Lập trình là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu vàdiễn đạt các thao tác của thuật toán.b. Ngôn ngữ lập trình:- Ngôn ngữ máy: Các lệnh được mã hóa bằng các kí hiệu 0 – 1. Chương trình được viết trên ngôn ngữ máy cóthể nạp vào bộ nhớ và thực hiện ngay.- Ngôn ngữ bậc cao: Các lệnh được mã hóa bằng một ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tiếng Anh. Chương trìnhviết trên ngôn ngữ bậc cao cần phải chuyển đổi sang ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được.2. Chương trình dịch- K/n:- Có 2 loại: Biên dịch và thông dịch+ Biên dịch (Compiler): Thực hiện các bước sau: Duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi và kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn. Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích (ngôn ngữ máy) để có thể thực hiện trênmáy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần.+ Thông dịch (Interpreter): Dịch lần lượt từng câu lệnh và thực hiện ngay câu lệnh ấy.Thông dịch được thực hiện bằng cách lặp lại dãy các bước sau: Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn Chuyển đổi các câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh trong ngôn ngữ máy. Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được§2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH1. Các thành phần cơ bản:a) Bảng chữ cái:Là tập hợp các kí tự được dùng để viết chương trình. Trong Pascal bảng chữ cái gồm các kí tự sau:- Bảng chữ cái thường và bảng chữ cái hoa của bảng chữ cái tiếng Anh.- Các chữ số trong hệ đếm thập phân.- Các kí tự đặc biệt: +, -, *, /, =, , {, }, [, ], …b) Cú pháp: Là bộ quy tắc để viết chương trình.c) Ngữ nghĩa: Xác định ý nghĩa của thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh đó.2. Tên:- Mọi đối tượng trong chương trình đều được đặt tên.- Trong ngôn ngữ Pascal, tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạchdưới và bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.Ví dụ:Tên đúng:AB,_A,A23Tên sai:12A, A B,A#B* Nhiều ngôn ngữ lập trình trong đó có Pascal phân biệt 3 loại tên sau:- Tên dành riêng,- Tên chuẩn,1- Tên do người lập trình đặtTên dành riêng: (Từ khóa)Tên dành riêng là những tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trìnhkhông được dùng nó với ý nghĩa khác.Tên chuẩn: Là tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nhất định nào đó; người lập trình có thể địnhnghĩa lại để dùng nó với ý nghĩa khác.Tên do người lập trình đặt: là tên được dùng theo ý nghĩa riêng của người lập trình, tên này phải được khaibáo trước khi sử dụng và nó không được trùng với tên dành riêng3. Hằng, biến và chú thích:a) Hằng: Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.Có ba loại hằng thường dùng: hằng số học, hằng xâu và hằng logic.+ Hằng số học là các số nguyên và số thực.+ Hằng xâu: Là một chuỗi kí tự bất kì. Khi viết, chuỗi kí tự này được đặt trong dấu nháy đơn.+ Hằng logic là giá trị đúng (True) hoặc sai (False).b) Biến:Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiệnchương trình.Các biến dùng trong chương trình sẽ được khai báo.c) Chú thích:Trong ngôn ngữ Pascal, chú thích được đặt giữa cặp dấu {} hoặc (* *) dùng để giải thích cho chương trình rõràng và dễ hiểu.Ví dụ một lời chú thích trong chương trình: {Lenh xuat du lieu}CHƯƠNG II:CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN§3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNHI. Cấu trúc chương trình:1. Cấu trúc chung:- Cấu trúc chương trình gồm có 2 phần:[] và < phần thân chương trình>* Phần khai báo: Khai báo tên chương trình, khai báo thư viện sử dụng, khai báo hằng, khai báo biến, khaibáo chương trình con.* Phần thân chương trình: bao gồm dãy các lệnh được đặt trong dấu mở đầu và kết thúc.2. Các thành phần của chương trình:a) Phần khai báo:- Khai báo tên chương trình:Trong ngôn ngữ Pascal có cách khai báo sau:Program Ten_Chuong_trinhVD: Program Tinh_tong;- Khai báo thư viện:Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có những thư viện cung cấp chương trình thông dụng đã được lập trình sẵn.Cách khai báo thư viện trong chương trình:- Trong ngôn ngữ Pascal:Uses crt;- Trong C++#include #include -Khai báo hằng:Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình.Ví dụ:- Trong Pascal: const MaxN = 1000;- Trong C++: const int MaxN = 1000;2- Khai báo biến:Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ vàxử lí.b) Phần thân chương trình:Phần thân chương trình bao gồm các dãy lệnh trong phạm vi được xác định bởi cặp dấu hiệu mở đầu và kếtthúc.Ví dụ: Phần thân trong chương trình Pascal:begin[]end.3. Ví dụ chương trình đơn giản:Xét một vài ví dụ về c ...

Tài liệu được xem nhiều: