Danh mục

Đề cương ôn tập lý thuyết nghề Tin học năm học 2017-2018

Số trang: 13      Loại file: doc      Dung lượng: 320.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương ôn tập lý thuyết nghề Tin học năm học 2017-2018 trình bày những câu hỏi ôn tập nghề tin học với phần lý thuyết cung cấp câu hỏi và câu trả lời tương ứng,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập lý thuyết nghề Tin học năm học 2017-2018 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT NGHỀ TIN HỌC Năm học 2017­2018 Câu 1.Thông tin là gì?Tin học là gì?Nêu quá trình hoạt động thông tin của con người? Cho   biết mô hình quá trình xử lý thông tin?Nhiệm vụ của ngành tin học là gì? Câu 2.Biểu diễn thông tin là gì? Kể  tên các dạng thông tin cơ  bản? Cho biết vai trò của  biểu diễn thông tin?Dữ  liệu là gì? Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử  diễn ra như  thế nào? Đơn vị đo thông tin của máy tính là đơn vị nào? Câu 3.Vẽ sơ đồ cấu tạo máy tính. Nêu chức năng các bộ phận trong máy tính . Phân biệt bộ  nhớ trong và bộ nhớ ngoài; thiết bị vào và thiết bị ra. Câu 4.Phần mềm là gì? Phần mềm được chia làm mấy loại chính? Câu 5. Hệ  điều hành là gì? Hãy nêu các chức năng và thành phần của hệ  điều hành? Hãy  phân biệt các loại hệ điều hành. Nêu ví dụ. Câu 6. Thế  nào là tệp? Nêu quy tắc đặt tên tệp? Cho ví dụ. Tệp có phần mở  rộng .com,  .exe có gì khác so với tệp có phần mở rộng là .doc và .txt? Nêu quy tắc xem nội dung tệp. Câu 7. Thư mục là gì? Thế nào là thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con?  Câu 8. Ổ đĩa hiện hành là gì? Đường dẫn là gì? Cho ví dụ. Câu 9.Em hãy cho biết các thao tác chính với tệp và thư  mục. Nêu cách tạo thư  mục mới,  đổi tên, sao chép, di chuyển, xóa tệp/thư mục. Câu 10.  Hãy nêu màn hình làm việc chính của Windows? Cách khởi động và thoát khỏi   Windows (máy tính). Câu 11. Nêu cách khởi động và kết thúc các chương trình đã được cài đặt trong hệ  thống.  Cách tạo đường tắt (Shortcut). Cách tìm kiếm tệp/ thư mục. Câu 12.  Sự  giống và khác nhau khi khởi động lại bằng tổ  hợp phím Ctrl + Alt + Del và  nhấn nút Reset. 1 Câu 1.  a. Thông tin là gì? Thông tin là tất cả những gì đem lại sự  hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự  kiện…) và về chính con người. b. Tin học là gì? Tin học là khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả  và   biến đổi thông tin. Các quá trình này được nghiên cứu một cách hệ  thống về mọi phương  diện: Lý thuyết, thiết kế, tính hiệu quả, việc cài đặt các ứng dụng. c. Nêu quá trình hoạt động thông tin của con người? Cho biết mô hình quá trình xử lý  thông tin? ­ Hoạt động thông tin của con người bao gồm : việc tiếp nhận, lưu trữ và truyền (trao đổi)  thông tin. Trong hoạt động thông tin thì xử  lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó   đem lại sự hiểu biết cho con người. ­ Mô hình quá trình xử lý thông tin: Thông tin vào   Xử lý thông tin  Thông tin ra  d. Nhiệm vụ của ngành tin học là gì? Nhiệm vụ của ngành tin học là nghiên cứu để thực hiện các hoạt động thông tin (tiếp nhận,   lưu trữ và xử lý thông tin) một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. Câu 2. a. Biểu diễn thông tin là gì? Kể  tên các dạng thông tin cơ  bản? Cho biết vai trò của   biểu diễn thông tin? ­ Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới 1 dạng cụ thể nào đó ­ Có 3 dạng thông tin cơ bản: + Dạng văn bản: sách, vở, báo chí,… + Dạng hình ảnh: bức tranh, tấm hình, bản đồ,… +Dạng âm thanh: tiếng trống trường, tiếng đàn, tiếng nói con người, … - Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá  trình xử lý thông tin nói riêng. b. Dữ liệu là gì? Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử diễn ra như thế nào? Đơn   vị đo thông tin của máy tính là đơn vị nào? ­ Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính. ­ Biểu diễn thông tin trong máy tính được diễn ra như sau: Máy tính thực hiện 2 qua trình: 1. Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy nhị phân (dãy bit) 2. Biến đổi thông tin dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng như: văn bản, âm thanh,  hình ảnh. ­ Đơn vị đo thông tin là bit (bao gồm 2 kí hiệu 0 và 1). Ngoài ra còn có các đơn vị: Byte (B) 1B = 8 bit Kilo Byte (KB) 1KB = 1024B Mega Byte (MB) 1MB = 1024KB 2 Giga Byte (GB) 1GB = 1024MB Teta Byte (TB) 1TB = 1024 GB 3 Câu 3. Vẽ sơ đồ  cấu tạo máy tính. Nêu chức năng các bộ  phận trong máy tính . Phân biệt   bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài; thiết bị vào và thiết bị ra. - Sơ đồ cấu trúc máy tính: Bộ nhớ ngoài Bộ xử lý trung tâm CPU Bộ điều  Bộ số  khiển học/logic Thiết bị vào Thiết bị ra (Màn  Bộ nhớ trong hình, máy in…) (Chuột, bàn phím…) ­ Chức năng của từng bộ phận: + Bộ xử lý trung tâm (CPU) CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị  chính thực hiện và   điều khiển việc thực hiện chương trình. ­ Gồm hai bộ phận chính: + Bộ điều khiển (CU – control Unit) điều khiển các bộ phận thực hiện   chương trình. + Bộ  số  học/lôgic (ALU – Arithmetic/Logic Unit) thực hiện các phép  toán số học và lôgic. + Bộ nhớ trong: (Main memory): ­ Là nơi chương trình được đưa vào để  thực hiện và là nơi lưu trữ  dữ  liệu   đang được xử lý. Gồm có 2 phần: ROM và RAM. ROM RAM (Read Only Memory – Bộ nhớ chỉ đọc) (Random Access Memory ­ Bộ nhớ truy cập ngẫu  nhiên) ­ Là bộ nhớ chỉ có thể đọc ­ Là bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm  ­Dữ liệu trong ROM không xóa được ...

Tài liệu được xem nhiều: