Danh mục

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2019-2020 – Trường THCS&THPT Đinh Tiên Hoàng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 328.63 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2019-2020 – Trường THCS&THPT Đinh Tiên Hoàng" được biên soạn nhằm tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong học kì 1 vừa qua, giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo phục vụ ôn thi hiệu quả cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2019-2020 – Trường THCS&THPT Đinh Tiên HoàngTrường THCS-THPT Đinh Tiên Hoàng ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I Năm học 2019-2020 Môn Ngữ văn lớp 11A/Phần đọc hiểu: Ôn các phong cách ngôn ngữ đã học (phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệthuật, phong cách ngôn ngữ báo chí), các phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ đã học, cách xácđịnh nội dung văn bản (đoạn trích).B/ Phần làm văn: Ôn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân): Tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tác phẩm.Hình tượng nhân vật Huấn Cao; hình tượng nhân vật viên quản ngục; cảnh cho chữ.C/ Luyện tập:ĐỀ 1:I/ Đọc – hiểu (3điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn thảm hại về văn hóa tinh thần…Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp, tiện nghi,hiện đại lắm nhưng con người thì vô cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay tứ tán ngay. Ngày trước dân tanghèo, nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp không hề gì… chung quy tại giáo dụcmà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rất mong manh,dễ vỡ, dễ hư hỏng… (Theo Nguyễn Khải, báo Đầu tư, sách Ngữ văn 11 Nâng cao, NXBGD 2014)Câu 1: Văn bản trên nói về hiện tượng gì trong đời sống? (0,5điểm)Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0,5điểm)Câu 3: Chữ “mỏng” trong văn bản trên được hiểu như thế nào? (1.0điểm)Câu 4: Anh/chị có đồng tình với nhận xét sau đây không và cho biết lí do vì sao đồng tình ( hoặckhông đồng tình): “Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rấtmong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng)…”? ( Hãy trả lời bằng một đoạn văn khoảng 4 đến 6 câu) (1,0điểm)II/ Làm văn (7điểm): Học theo tài liệu kết hợp với vở ghi Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.Gợi ý:*/ Mở bài: GIới thiêu khái quát tác giả, tác phẩm, nhân vật*/ Thân bài: 1) Phân tích nhân vật Huấn Cao: Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng bút pháp lãng mạn,điển hình hóa, lấy khuôn mẫu từ nhân vật lịch sử Cao Bá Quát… a. Vẻ đẹp tài hoa: Tài viết chữ đẹp đạt trình độ thư pháp, nhiều người công nhận, viênquản ngục và thầy thơ lại thán phục, bản thân Huấn Cao tự bày tỏ về giá trị chữ viết…(nêu dẫn chứngvà phân tích các dẫn chứng) b. Vẻ đẹp khí phách hiên ngang: Trước khi bị bắt và bị kết án chém? khi bị đưa tới nhàngục tỉnh Sơn? Những ngày ở trong tù ngục? (Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) c. Vẻ đẹp thiên lương trong sáng: Huấn Cao là người có thiên lương? (nêu dẫn chứng vàphân tích dẫn chứng); Huấn Cao muốn người khác giữ được thiên lương (nêu dẫn chứng và phân tíchdẫn chứng) 2) Đánh giá chung;*/ Kết bài: ______________________________________ĐỀ 2:I/ Đọc – hiểu (3điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làngtrước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộngtheo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quảthuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâmhồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắccủa ngày tàn. (Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? (0.5điểm)Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn? (0,5điểm)Câu 3: Nêu những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn trên, cho biết Tác dụng của chúng. (1,0điểm)Câu 4: Nhận xét của anh/chị về văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên. (1,0điểm)II/ Làm văn (7điểm): Học theo tài liệu kết hợp với vở ghi Phân tích hình tượng nhân vật viên quản ngục trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.Gợi ý*/ Mở bài: GIới thiệu khái quát tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tác phẩm, nhân vật.*/ Thân bài: 1) Phân tích nhân vật viên quản ngục: Hoàn cảnh và phẩm chất; vị trí, ý nghĩa của nhân vật trongtác phẩm: Viên quản ngục là một hình ảnh trung gian giữa cái đẹp và cái không đẹp: a. Trước khi gặp Huấn Cao: - Có vẻ như một người cam chịu, yên phận, cũng chẳng có gì khác những kẻ cùng địa vị đươngthời: “Chuyện triều đình quốc gia đại sự chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời”, cũng có “nhữngmánh khóe hành hạ thường lệ”. - Biết Huấn Cao là người vừa có tài viết chữ đẹp vừa có tài bẻ khóa vượt ngục, luôn ao ước cóđược chữ của Huấn Cao để treo trong nhà, luôn tỏ thái độ ngưỡng mộ, tôn t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: