Đề cương tài liệu Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo tuyên truyền viên cơ sở gồm có 10 chuyên đề về công tác tư tưởng ở cơ sở; công tác tư tưởng - văn hóa và công tác tuyên giáo; công tác giáo dục luận chính trị ở cơ sở; công tác tuyên truyền, cổ động ở cơ sở;... Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương tài liệu Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo tuyên truyền viên cơ sở
ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG
TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO
TUYÊN TRUYỀN VIÊN CƠ SỞ
.
CHUYÊN ĐỀ 1:
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở CƠ SỞ.
Nguyễn Trung Công- TT.BDCT Huyện Phú Giáo
Công tác tư tưởng ở cơ sở là một bộ phận hợp thành trong hoạt động lãnh đạo của tổ
chức Đảng, là một nội dung công tác trọng yếu của hệ thống chính trị cơ sở. Nâng cao
chất lượng công tác tư tưởng ở cơ sở là khâu cực kỳ quan trọng để phát động phong
trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành rất quan
trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là hoạt động truyền bá và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan
cộng sản, giá trị đạo đức đúng đắn, xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh, tiến bộ,
tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tính chủ động và sáng tạo của các tầng lớp nhân
dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn
đấu“dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TƯ TƯỞNG VÀ HỆ TƯ TƯỞNG
1. Tư tưởng.
- Tư tưởng, hệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội, là sản phẩm của quá trình hoạt động
thực tiễn của cá nhân, cộng đồng, xã hội, là mặt biểu hiện cơ bản nhất của ý thức xã
hội. Ý thức xã hội gồm các cấp độ: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
- Mục đích của quá trình nhận thức của con người là nhằm phục vụ cho hoạt động
thực tiễn, nên trong ý thức của mỗi người thực tiễn không hoàn toàn chỉ dừng lại ở các
khái niệm, mà từ các khái niệm đó hình thành nên những chủ kiến, dự định chỉ đạo
hành động của họ.
- Như vậy, tư tưởng là phạm trù thuộc lĩnh vực ý thức, là kết quả của quá trình nhận
thức hiện thực khách quan, trở thành kinh nghiệm và sự hiểu biết trong tâm trí mỗi con
người, trở thành những chủ kiến, dự định, chương trình, kế hoạch, chi phối hành động
của họ.
- Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng mang tính giai cấp. C.Mác, F.Ăngghen viết: Mỗi
giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống trị trước mình đều nhất thiết phải bảo vệ lợi ích
của mọi thành viên trong xã hội, hay nói một cách trừu tượng: phải gắn cho những tư
tưởng của bản thân mình một hình thức phổ biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó
thành những tư tưởng duy nhất có giá trị phổ biến [1]. Trong hoạt động thực tiễn, con
người có sự giao tiếp với nhau và do đó có tác động qua lại lẫn nhau về nhận thức và
mục đích hoạt động. Vì vậy, trong xã hội tồn tại một cách khách quan quan hệ tư
tưởng. Đó là sự tác động qua lại giữa người và người về tư tưởng.
Vì mục đích của mình, các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội đã chủ động tác động vào
tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp khác, để thuyết phục, lôi kéo họ đi theo mình trong
hoạt động thực tiễn, hoạt động đó gọi là quá trình tư tưởng.
Quá trình tư tưởng tồn tại một cách khách quan trong xã hội, bao gồm các hoạt động
sản xuất ra hệ tư tưởng, truyền bá hệ tư tưởng trong xã hội và cổ vũ, động viên, lôi
cuốn quần chúng đi theo mình. Sự tồn tại khách quan của quá trình tư tưởng trong xã
hội là cơ sở để tiến hành công tác tư tưởng.
Tư tưởng có những đặc điểm chủ yếu là:
- Là phạm trù thuộc ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nên tư
tưởng phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Thực tiễn xã hội thay đổi, tư tưởng cũng bị thay đổi
theo.
- Do con người có khả năng nắm bắt quy luật vận động của xã hội, định hướng được
tương lai, nên có tư tưởng tiên tiến, vượt trước so với tồn tại xã hội, có tác dụng thúc
đẩy xã hội phát triển. Ngược lại, do gắn liền với lợi ích và sự lạc hậu tương đối của ý
thức xã hội so với tồn tại xã hội, nên có tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát
triển xã hội.
- Do con người luôn luôn hành động có mục đích, trước hết là vì lợi ích, nên tư tưởng
con người gắn liền với lợi ích và đấu tranh tư tưởng gắn liền với đấu tranh giai
cấp.F.Ăngghen viết: Tất cả mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử, không kể nó diễn ra trên
địa hạt tôn giáo, triết học hay trên bất kỳ một địa hạt nào khác, thực ra chỉ là biểu hiện ít
nhiều rõ rệt của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội.[2]
2. Hệ tư tưởng.
- Hệ tư tưởng là hệ thống các quan điểm của một giai cấp về quan hệ giữa người với
người và con người với tự nhiên, phản ánh những vấn đề và những xung đột xã hội.
Hệ tư tưởng là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng và xét cho cùng, nó phản ánh
những quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội đang tồn tại.
Theo định nghĩa trên có thể nhấn mạnh mấy điểm chínhh của hệ tư tưởng là:
+ Trong xã hội có giai cấp, hệ tư tưởng là của một ...