Danh mục

Để giúp trẻ em có « nguy cơ Tự Kỷ » sử dụng và phát huy Ngôn Ngữ

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 130.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của ngôn ngữ bao gồm 2 thể loại chính yếu. - Mục đích thứ nhất là diễn tả ra ngoài cho kẻ khác hiểu biết những xúc động và lối nhìn của mình đang được cưu mang trong nội tâm : « tôi CẦN gì ? » và « tôi có Ý ĐỊNH làm gì ? ». - Mục đích thứ hai là thông đạt và trao đổi với kẻ khác đang kết dệt quan hệ với chúng ta. Nhờ tiếp xúc qua lại như vậy,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để giúp trẻ em có « nguy cơ Tự Kỷ » sử dụng và phát huy Ngôn Ngữ Để giúp trẻ em có « nguy cơ Tự Kỷ » sử dụng và phát huy Ngôn NgữMục đích của ngôn ngữ bao gồm 2 thể loại chính yếu. - Mục đích thứ nhất là diễn tả ra ngoài cho kẻ khác hiểu biết nhữngxúc động và lối nhìn của mình đang được cưu mang trong nội tâm : « tôiCẦN gì ? » và « tôi có Ý ĐỊNH làm gì ? ». - Mục đích thứ hai là thông đạt và trao đổi với kẻ khác đang kết dệt quanhệ với chúng ta. Nhờ tiếp xúc qua lại như vậy, một đàng tôi trình bày cho kẻkhác biết tôi ghi nhận và hiểu biết ý kiến của họ thế nào. Đàng khác, sau khinghe họ phát biểu, tôi kiểm chứng cách họ hiểu biết về tôi có ăn khớp vớithực tế và nhu cầu cơ bản của tôi hay không. Nói một cách vắn gọn, xuyên qua vai trò trung gian của ngôn ngữ, conngười có khả năng gọi ra vùng ánh sáng của ý thức, những nội dung đanghiện hình và có mặt trong nội tâm, thuộc 2 lãnh vực Tư Duy và Xúc Động.Nhờ đó, hai chủ thể đang tiếp xúc với nhau, có thể thiết lập và kết dệt qualại những quan hệ trao đổi, đồng cảm và đồng hành, nhằm bổ túc và kiệntoàn cho nhau. Không nắm vững hai mục đích nầy, khi sử dụng ngôn ngữ, người nói chỉtác động giống như keo vẹt, lặp lại một cách máy móc, hay là giống như mộtchiếc máy hoàn toàn vô tâm, vô trí, đang phát âm một cách tự động. Tệ hạihơn nữa là chúng ta dùng lời nói để áp đặt, cưỡng chế, tố cáo, gây ra hậnthù, bạo động, chia rẽ và kỳ thị. Để có thể sử dụng ngôn ngữ một cách có ý thức, trẻ em từ ngày ra khỏicung lòng của người mẹ, đã phải kinh qua một tiến trình học hỏi và tậpluyện, trong nhiều lãnh vực khác nhau, như : Bắt chước, Vận động Tinh vàThô, Phối hợp các giác quan, Tư duy và nhất là Quan hệ với kẻ khác. Nóicách khác, ngôn ngữ là thành quả, là hoa trái phát xuất từ nhiều điều kiệnsinh hoạt, đang giao thoa chằng chịt và tác động qua lại với nhau. Chính vì những lý do vừa được trình bày, khi một trẻ em bộc lộ nhữnghiện tượng chậm trể về ngôn ngữ, như trong trường hợp của các trẻ em cónguy cơ « Tự Kỷ », nguyên nhân gây ra rối loạn không hẳn chỉ được thuhẹp trong lãnh vực và giai đọan ngôn ngữ, từ lứa tuổi 15 đến 36 tháng (3năm) mà thôi. Trái lại, chúng ta cần phải trở lui về trước, củng cố tất cảnhững sinh hoạt nền tảng. Trong tinh thần và lăng kính ấy, nhằm trang bị cho trẻ em « có nguy cơTự Kỷ », những dụng cụ và điều kiện cần thiết để đi vào lãnh vực ngônngữ, bài chia sẻ nầy sẽ lần lượt khảo sát và đề nghị những bài học trong 3chiều hướng sau đây: - Chiều hướng thứ nhất : Những bài học lắng nghe, tiếp thu và hiểubiết ý nghĩa của một số tình huống trong cuộc sống hằng ngày, - Chiều hướng thứ hai : Những bài học bắt chước kẻ khác, tronglãnh vực điệu bộ, cử chỉ… còn mang tên là « ngôn ngữ không lời » - Chiều hướng thứ ba : Những bài học chuẩn bị phát âm và sử dụngngôn ngữ, nếu những cơ quan liên hệ đến vấn đề phát âm không bị thươngtổn. *** Phần thứ Nhất : Những bài học về nghe và hiểu biết Để có thể khởi đầu những bài học nầy, trẻ em cần được khám xét vềmặt chuyên môn y khoa, nhất là trong lãnh vực Tai-Mũi-Họng và Hệ ThầnKinh trung ương. Hẳn thực, để có thể biết nghe và hiểu, - Trẻ em không « khiếm thính » : những cơ quan và đường giây thầnkinh có liên hệ đến thính giác, vẫn nguyên vẹn. - Trẻ em không thuộc diện « bại não » : thùy Thái Dương thuộc hệthần kinh trung ương có liên hệ đến thính giác vẫn hoạt động bình thường.Thùy Trán có phần vụ điều khiển những cử động và phản ứng không bị tổnthương. 1.-Bài học thứ nhất : Ghi nhận và phát huy những phản ứng đối vớinhững loại tiếng động và âm thanh, trong nhiều tình huống khác nhau. Điều kiện làm việc : 2 người lớn, các loại dụng cụ như chuông, lúc lắc,trống, thanh la, kèn… Một người lớn ở phía sau trẻ em, trong một lúc bất ngờ, tạo nên nhữngtiếng động hay là những âm thanh khá mạnh. Một người lớn quan sát trẻ em và ghi nhận kết quả. Nếu trẻ em cónhững phản ứng như giật mình, bịt tai, la ó…Hãy lại gần giải thích sự kiện,tạo an toàn và khen thưởng. Ví dụ ôm choàng trẻ em và nói : « Em nghe tiếngkèn rất lớn do cô C tạo nên, em giật mình, run rẩy, em thét la vì sợ…Nhưvậy, cô biết là em có lỗ tai rất thính, nghe rõ ràng. Cô mừng. Hoan hô em. Côsẽ báo tin mừng cho cha mẹ của em…Để thưởng em, cô cho phép em chơitrò chơi nầy trong 5 phút, hay là ra chơi cầu tuột ». 2.-Bài học thứ hai : Phát hiện nguồn gốc của tiếng động và âmthanh. Điều kiện làm việc vẫn giống như trong bài học một. Người gây ra tiếng động hoặc âm thanh, sau khi ghi nhận phản ứng củatrẻ em, lùi lại với những khoảng cách càng lúc càng xa, đối với vị trị hiện tạicủa trẻ em. Người lớn có nhiệm vụ ghi nhận phản ứng của trẻ em, cần quan sátthêm : sau mỗi lần tiếng động xuất hiện, trẻ em có phản ứng quay đầu nhìnvề phía tiếng động không. Phản ứng phát hiện nguồn gốc của t ...

Tài liệu được xem nhiều: