Danh mục

Để không 'sẩy chân' khi phỏng vấn visa du học Mỹ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có khá nhiều sinh viên đã thất bại khi gần như đã cầm chắc đến 90% thành công, vì tuy đã được nhà trường nhận vào học nhưng lại không được cấp thị thực nhập cảnh. Sắp đến mùa du học. Hiện nay có khá nhiều sinh viên Việt Nam muốn du học tại Hoa Kỳ theo các chương trình học bổng khác nhau (hoặc tự túc). Dưới đây là gợi ý của thạc sĩ Nguyễn Minh Phương, hiện đang học tiến sĩ (Ph.D) ở MIT (Boston, Hoa Kỳ), hy vọng sẽ giúp các bạn SV vượt qua một trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để không “sẩy chân” khi phỏng vấn visa du học Mỹ Để không “sẩy chân” khi phỏng vấn visa du học Mỹ Có khá nhiều sinh viên đã thất bại khi gần như đã cầm chắc đến 90% thành công, vì tuy đã được nhà trường nhận vào học nhưng lại không được cấp thị thực nhập cảnh. Sắp đến mùa du học. Hiện nay có khá nhiều sinh viên Việt Nam muốn du học tại Hoa Kỳ theo các chương trình học bổng khác nhau (hoặc tự túc). Dưới đây là gợi ý của thạc sĩ Nguyễn Minh Phương, hiện đang học tiến sĩ (Ph.D) ở MIT (Boston, Hoa Kỳ), hy vọng sẽ giúp các bạn SV vượt qua một trong những “cửa ải” quan trọng này. Trước hết, sinh viên cần đọc kỹ chỉ dẫn của Phòng Lãnh sự, mang hồ sơ với đầy đủ giấy tờ cần thiết. Nhân viên Phòng Lãnh sự sẽ yêu cầu bạn trình giấy tờ gốc chứng tỏ bạn đã được nhận vào học tại một trường nào đó; bạn có đủ khả năng về tài chính mà không phải dựa vào hệ thống phúc lợi xã hội của Hoa Kỳ. Và điều quan trọng nhất bạn phải chứng minh mình không có ý định ở lại Hoa Kỳ sau khi học xong. Những câu hỏi nào thường gặp khi đi phỏng vấn? Nhiều người lo lắng không biết sẽ được hỏi về vấn đề gì, nên trả lời ra sao vì hai lí do: thứ nhất, trình độ tiếng Anh chưa tốt, nhất là trong lúc phỏng vấn, tâm lí hồi hộp sẽ làm cho bạn không hiểu đúng câu hỏi; thứ hai, phân vân không biết nội dung câu trả lời như thế nào là tốt nhất. Bạn cần hiểu rõ động cơ, mục đích học tập cá nhân, nội dung chương trình học. Đối với sinh viên cao học và nghiên cứu sinh, bạn cần nắm vững đề tài và kế hoạch nghiên cứu cụ thể, khả năng ứng dụng những kết quả nghiên cứu trong tương lai ở Việt Nam. Sau đây là những câu hỏi nhân viên Phòng Lãnh sự có thể hỏi bạn: Bạn sẽ học ở đâu, chuyên ngành gì? Sau khi học xong, bạn sẽ làm gì với những kiến thức và kinh nghiệm bạn có được? Đây là lần đầu tiên bạn nộp hồ sơ xin thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ phải không? Nếu câu trả lời là “không”, câu hỏi tiếp theo có thể là: Lần đầu tiên bạn đến Hoa Kỳ khi nào? Mục đích của chuyến đi ấy là gì? Bạn học/làm việc ở đâu? Bạn sang Hoa Kỳ bao nhiêu lâu? Bạn có ý định, có kế hoạch ở lại Hoa Kỳ sau khi học xong không? Điều gì đảm bảo bạn có thể theo học chương trình mà bạn đã lựa chọn? Gia đình bạn, hay người đỡ đầu có đủ khả năng chi trả các khoản tài chính cho bạn hay không? Nếu trong giấy tờ của bạn có ghi tên người đỡ đầu, hoặc người bảo trợ, câu hỏi tiếp theo có thể là: Người đó là ai, quan hệ như thế nào với bạn? Người đó sẽ đảm bảo những chi phí nào cho bạn, trong thời gian bao nhiêu lâu? Bạn có người thân, cha mẹ, anh, chị em ruột hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ hay không? Nếu có, hiện họ đang làm gì ở đó? Bạn đã có gia đình chưa? Nếu có, vợ hoặc chồng bạn có đi cùng hay không? Bạn có con chưa? Con bạn có đi cùng hay ở lại Việt Nam? Bạn định khi nào sẽ tốt nghiệp/hoàn thành chương trình nghiên cứu của mình? Điểm đến đầu tiên ở nước Mỹ của bạn là nơi nào? Và còn nhiều câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn, liên quan đến những thông tin bạn đưa ra trong câu trả lời của mình, cũng như thái độ của bạn và ấn tượng bạn tạo ra cho nhân viên Phòng Lãnh sự. Bạn nên phân tích những câu hỏi này để tìm ra những câu trả lời thích hợp nhất, đáp ứng những yêu cầu mà nhân viên Phòng Lãnh sự đưa ra. Điều quan trọng là bạn phải tạo được ấn tượng tốt về mình trong suốt quá trình phỏng vấn bởi vì nhân viên Phòng Lãnh sự có quyền từ chối cấp thị thực cho bạn vì “lí do cá nhân”, nói cách khác vì bạn đã không tạo được ấn tượng tốt về bản thân mình. Làm thế nào để gây được ấn tượng tốt? Hãy bình tĩnh, tự tin, ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, khi trả lời câu hỏi nên nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn và luôn mỉm cười. Câu trả lời phải ngắn gọn, thành thật và đi đúng hướng, không trả lời lan man. Những lí do nào dẫn đến việc từ chối không cấp thị thực nhập cảnh? Có hai lí do chính để bạn không được cấp thị thực nhập cảnh: 1) Bạn không đủ khả năng tài chính. 2) Bạn không chứng minh được mình không có ý định ở lại Hoa Kỳ. Nếu nhân viên Phòng Lãnh sự cho rằng bạn không đủ khả năng tài chính, bạn có thể không được cấp thị thực nhập cảnh. Vì vậy bạn phải chứng minh được bạn có đủ khả năng trả tiền học phí, chi phí ăn ở, đi lại, sách vở và bảo hiểm y tế. Thông thường bạn nên mang theo chứng nhận của ngân hàng hoặc giấy tờ của nhà trường hay tổ chức cấp học bổng cho bạn. Luật pháp Hoa Kỳ cho phép nhân viên Phòng Lãnh sự không cấp thị thực nhập cảnh cho bất kỳ ai mà họ cho là có ý định định cư lâu dài ở Mỹ. Chứng minh bạn không có ý định đó sau khi học xong đồng nghĩa với việc thuyết phục nhân viên Phòng Lãnh sự tin rằng bạn sẽ trở lại Việt Nam. Cách thuyết phục tốt nhất là bạn trình văn bản chứng minh rằng sau khi học xong, hoặc cơ quan bạn đang làm việc, hoặc một tổ chức nào đó sẽ tiếp nhận bạn. Cách thứ hai là bạn cho nhân viên Phòng Lãnh sự thấy được bạn có mối ràng buộc chặt chẽ với gia đình ở Việt Nam, ví dụ: mọi thành viên trong g ...

Tài liệu được xem nhiều: