Thông tin tài liệu:
Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Đề kiểm tra cuối năm môn vật lý lớp 6 phòng GD&ĐT Thái Thụy để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề kiểm tra cuối năm môn vật lý lớp 6 phòng GD&ĐT Thái Thụy PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2012 - 2013 THÁI THỤY Môn: Vật lý 6 Thời gian làm bài: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm) Tìm phương án trả lời đúng của các câu sau:Câu 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm nóng một vật rắn ? A. Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm C. Thể tích của vật giảm D. Khối lượng riêng của vật giảmCâu 2. Hiện tượng nào sau đây không phải là ngưng tụ ? A. Sương đọng trên lá cây B. Sương mù C. Hơi nước D. MâyCâu 3. Để nâng một vật có trọng lượng 400N lên cao. Nếu dùng ròng rọc cố định thì lực kéo vật lên cócường độ: A. Bằng 200N. B. Nhỏ hơn 400N C Bằng 400N . D. Ít nhất bằng 400NCâu 4. Khi rót nước ra khỏi phích bình thủy, rồi đậy lại ngay thì nút dễ bị bật ra vì: A. Nước trong phích nở ra. B. Chất khí trong bình co lại. C. Không khí bên ngoài tràn vào, gặp nóng nở ra. D. Không khí bên ngoài nhẹ hơn không khí bên trongCâu 5. Hãy cho biết 1040F ứng với bao nhiêu 0C: A.400C B.320C C.570C D.720CCâu 6. Tại sao chỗ nối tiếp hai thanh ray đường sắt lại có khe hở: A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Vì nhiệt độ tăng thanh ray sẽ nở dài ra . D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.Câu 7. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau : A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. C. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ hầu hết các vật không thay đổi. D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy giống nhau.Câu 8. Trong các kết luận sau hãy chỉ ra kết luận sai: A. Mặt thoáng của chất lỏng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng nhanh. B. Nhiệt độ càng cao tốc độ ngưng tụ càng nhanh. C. Nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi càng nhanh. D. Nhiệt độ càng giảm càng thúc đẩy quá trình ngưng tụCâu 9. Có 4 nhận xét sau về sự sôi của chất lỏng, nhận xét nào đúng? A.Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng giảm. B.Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng tăng. C.Nhiệt độ sôi của chất lỏng không phụ thuộc vào độ cao. D.Nhiệt độ sôi của chất lỏng không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏngCâu 10. Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước là vì: A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài B. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành nước C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc A. PHẦN TỰ LUẬN (7điểm) Bài 1 (2.0 điểm) Thế nào gọi là sự bay hơi ? Thế nào gọi là sự ngưng tụ ? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Bài 2 (1.0 điểm) Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động ? Bài 3 (2.0 điểm) Tại sao khi nấu thức ăn trong nồi áp suất thì thức ăn lại nhanh chín nhừ hơn ? Bài 4 (2.0 điểm) Khối lượng riêng của một chất lỏng ở 00C là 1000kg/m3.Tính khối lượng riêng của 1chất lỏng đó ở 300C, biết rằng cứ tăng 10C thì thể tích của chất lỏng đó lại tăng thêm thể tích của nó 1000ở 00C. …. Hết ……