Thông tin tài liệu:
Đề kiểm tra KSCL đầu năm môn Ngữ Văn 10 - Sở GD&ĐT Gia Lai (2012-2013) dành cho học sinh lớp 10, giúp các em củng cố kiến thức đã học ở trường và kiểm tra đạt kết quả cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề kiểm tra KSCL đầu năm môn Ngữ Văn 10 - Sở GD&ĐT Gia Lai (2012-2013) SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM GIA LAI Lớp 10 - hệ GDPT, Năm học 2012- 2013 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (5,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm) Qua việc đọc- hiểu Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ, hãy cho biết đâu làcốt lõi lịch sử? Cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hoá như thế nào?Câu 2 (3,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn về tình yêu quê hương của người dân nơi em sinh sống.II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó(phần 1 hoặc 2).1. Theo chương trình chuẩn MÂY VÀ SÓNG (R. Ta-go) Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”. Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. “Mẹ mình đang đợi ở nhà”- con bảo- “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. Thế là họ mỉm cười bay đi. Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ. Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. Trong sóng có người gọi con: “Bọn tớ ca hát từ sáng cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua. Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn. Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. ( Nguyễn Khắc Phi dịch- Ngữ văn 9- tập 2) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ trên.2. Theo chương trình nâng cao Vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong làm công tác phá bom trong tác phẩm Những ngôisao xa xôi của Lê Minh Khuê. ---------Hết--------- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM GIA LAI Lớp 10 – hệ GDPT, Năm học 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn (Gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung: 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bàilàm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trongviệc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. II. Đáp án và thang điểm: CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Qua việc đọc- hiểu Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ, hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử? Cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hoá như thế nào? - Cốt lõi lịch sử của Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ: + Tên nước Âu Lạc xuất hiện vào thời An Dương Vương. 0.5 + Nước Âu Lạc có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng 0.5 Câu 1 cuộc xâm lược của Triệu Đà, nhưng về sau đã bị rơi vào tay kẻ thù. (2.0 đ) - Cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kì hoá: + Nhân vật Rùa vàng, nỏ thần: thần kì hoá cho chiến công xây thành, 0.5 chế nỏ của dân tộc ta thời dựng nước. + Nhân vật Rùa vàng kết tội Mị Châu và đón An Dương Vương về 025 thuỷ cung là yếu tố thần kì hoá cho tiếng nói xét công vấn tội, cũng là tiếng nói sẻ chia với niềm hối hận sai lầm của An Dương Vương. + Ngọc trai- giếng nước cũng là yếu tố thần kì, thể hiện niềm cảm 0.25 thông của nhân dân đối với mối tình Mị Châu- Trọng Thuỷ. Câu 2 Viết một đoạn văn ngắn về tình yêu quê hương của người dân nơi (3.0 đ) em sinh sống. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách viết một đoạn văn nghị luận. - Các câu có liên kết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; k ...