Danh mục

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 412.38 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình thay đổi nhận thức của Đảng về KTTN cũng như vị trí, vai trò của KTTN có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện dần qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Đại hội XII (2016), Đảng đã khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN PGS.TS. Phạm Tiến Đạt TS. Phạm Thị Tường Vân ThS. Lê Minh Hương ThS. Phạm Thành Chung Viện chiến lược và Chính sách tài chính Tóm tắt Quá trình thay đổi nhận thức của Đảng về KTTN cũng như vị trí, vai trò của KTTN có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện dần qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Đại hội XII (2016), Đảng đã khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Thời gian qua, sự phát triển của KTTN đã chứng minh cho chủ trương của Đảng là đúng đắn. Tuy nhiên, từ chủ trương cho đến thực tế triển khai vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong nhận thức về vai trò, vị trí của KTTN trong mối quan hệ với các thành phần kinh tế khác; hạn chế trong năng lực của các doanh nghiệp KTTN; DNNN chưa thực hiện tốt vai trò là nòng cốt của kinh tế Nhà nước trong phát triển kinh tế; FDI chưa tạo được sự lan tỏa,… Do vậy, để KTTN thực hiện vai trò động lực phát triển trong bối cảnh còn nhiều những tồn tại và nhiều việc cần phải thay đổi từ nhận thức đến hành động là một thách thức cần phải vượt qua. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, động lực phát triển, vai trò, doanh nghiệp Nhà nước Giới thiệu: Với chủ trương trong Đại hội XII (2016) “Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế; Bố trí nguồn lực tài chính phù hợp để tham gia và thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước”, từ năm 2017 khu vực kinh tế tư nhân dần phát triển lớn mạnh và đa dạng, trở thành “khối động cơ” chuyển hóa tiềm năng, con người đất nước Việt Nam trở thành những động lực cho phát triển. Kết quả bước đầu cho thấy những tư duy, nhận thức và hướng đi của Đảng, Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện qua cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt với sự giảm dần tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng của KTTN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là quá trình chuyển biến tích cực khi xét 241 về hiệu quả tổng thể nền kinh tế đồng thời phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới. Quá trình này cũng đã tạo ra được những vận hội mới, giải phóng các nguồn lực cho phát triển, nền kinh tế trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự phát triển của kinh tế tư nhân, kinh tế nước ngoài và cải thiện hiệu quả của kinh tế nhà nước. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả đi vào phân tích những đóng góp của KTTN với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, đồng thời xem xét những hạn chế, bất cập từ nội tại khu vực KTTN cũng như những ảnh hưởng từ khu vực DNNN và doanh nghiệp FDI mang lại. Hay nói một cách khác, nhóm tác giả đi trả lời câu hỏi “vai trò của KTTN trong mối quan hệ với các khu vực kinh tế khác như thế nào?” và “có những thách thức gì cần phải vượt qua để KTTN thực sự là một động lực phát triển?”. 1. Kinh tế tƣ nhân với nhiều đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc Thứ nhất, KTTN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước Từ khi có Luật Doanh nghiệp ra đời và sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V khoá IX, KTTN đã đóng góp vào GDP và công nghiệp rất cao, nhanh hơn so với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của KTTN đã tăng từ 431.518 tỷ đồng năm 2005 lên 1.916.263 tỷ đồng năm 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 6,12%, cao hơn mức tăng trung bình 5,42% của DNNN. Xét theo cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, giai đoạn 2011-2016, KTTN chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 43%, trong khi DNNN và FDI chiếm tỷ trọng thấp hơn, lần lượt khoảng hơn 28% và 17%. Bảng 1. Tổng sản phẩm trong nƣớc và cơ cấu tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Tổng số DNNN KTTN FDI Tốc độ Tốc độ Tốc độ Cơ Cơ Cơ Cơ Năm tăng tăng Tỷ tăng Tỷ đồng cấu Tỷ đồng cấu Tỷ đồng cấu cấu trƣởng trƣởng đồng trƣởng (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) 2011 2.461.442 100 806.425 29,01 4,79 1.219.625 43,87 7,93 435.392 15,66 7,69 2012 3.245.419 100 953.789 29,39 5,80 1.448.171 44,62 6,01 520.410 16,04 7,42 2013 3.584.262 100 1.039.725 29,01 4,76 1.559.741 43,52 4,73 622.421 17,36 7,86 2014 3.937.856 100 1.131.319 28,73 4,05 1.706.441 43,33 5,85 704.341 17,89 8,45 2015 4.192.862 100 1.202.850 28,69 5,37 1.812.152 43,22 6,32 757.550 18,07 10,71 Sơ bộ 4.502.733 100 1.297.274 28,81 7,85 1.916.263 42,56 5,74 837.093 18,59 10,50 2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê 242 Thứ h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: