Để là người thay đổi cuộc chơi
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 332.26 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đổi mới mô hình kinh doanh để thích nghi với thị trường là việc bình thường của các doanh nghiệp. Chọn đúng thời điểm và phương pháp thay đổi có thể giúp doanh nghiệp tận dụng được các nguồn lực, khai thác tốt những cơ hội mới. Ví dụ kinh điển
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để là người thay đổi cuộc chơiĐể là người thay đổi cuộc chơiĐổi mới mô hình kinh doanh để thích nghi với thị trường là việc bìnhthường của các doanh nghiệp. Chọn đúng thời điểm và phương pháp thayđổi có thể giúp doanh nghiệp tận dụng được các nguồn lực, khai thác tốtnhững cơ hội mới.Ví dụ kinh điểnVí dụ sống động nhất cho sự thành công nhờ đổi mới chính là trường hợpcủa hãng công nghệ Apple (Mỹ). Đến cuối những năm 1990, tuy đã nổi bậttrên thị trường với khả năng tự thiết kế cả phần cứng lẫn phần mềm cho cácsản phẩm máy tính cá nhân, nhưng Apple đã nhận ra rằng chính định hướngđó lại làm hạn chế khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy từnăm 2001, Apple bắt đầu tung ra một loạt những sản phẩm và dịch vụ mớimà về sau đã giúp định hình lại mô hình kinh doanh của Công ty. Các dòngsản phẩm công nghệ cao như máy nghe nhạc iPod, dịch vụ âm nhạc trựctuyến iTunes, điện thoại cảm ứng iPhone hoặc sau này là các dòng máy tínhbảng iPad... đã nhanh chóng biến Apple từ một công ty chuyên sản xuất máytính cá nhân trở thành biểu tượng khổng lồ của thế giới giải trí số.Theo Boston Consulting Group, sự thay đổi của Apple không chỉ ở cấp độsản phẩm, mà còn ở chỗ Công ty đã tự xây dựng và đặt mình vào vị trí dẫnđầu thị trường hàng tiêu dùng hoàn toàn mới mẻ, có giá trị gấp 30 lần so vớithị trường máy tính cá nhân lúc đó. Bên cạnh việc cung cấp những thiết bịcông nghệ hiện đại, Apple còn có những dịch vụ đi kèm như kho nhạc sốiTunes dành cho iPod hay bộ sưu tập chương trình App Store dành choiPhone và iPad. Theo Forbes, chiến lược đổi mới mô hình kinh doanh mangtính cách mạng này đã giúp tăng tỉ suất lợi nhuận của Apple từ 2,2% vàonăm 2003 lên 35,6% trong năm 2011. Còn thống kê của Business Insidercho thấy, giá trị vốn hóa thị trường của Apple từ khi thực hiện chiến lượcđổi mới đã nhảy vọt từ 8 tỉ USD lên đến khoảng 380 tỉ USD vào tháng9.2011.Từ bài học thành công của Apple, ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc IBMViệt Nam, cho rằng trong giai đoạn kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt,việc thay đổi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước là gầnnhư không thể tránh khỏi.Đầu những năm 1990, khi hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởikhủng hoảng kinh tế, lãnh đạo IBM quyết định chuyển hướng. Từ chỗ là nhàcung cấp phần cứng và máy chủ, IBM bắt đầu tung ra hàng loạt những dịchvụ mới như tư vấn giải pháp tin học cho doanh nghiệp. Đến năm 2009, hơn1/2 trong số 96 tỉ USD doanh thu của IBM đến từ những dịch vụ trước đóchưa hề xuất hiện ở tập đoàn này.Khi kinh tế trì trệ, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn thì việc điều chỉnh haythay đổi mô hình kinh doanh có thể giúp phá vỡ bế tắc, thậm chí còn tạo ralợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp. Câu chuyện hãng hàng khôngQantas (Úc) đánh bại Tập đoàn Virgin (Anh) tại thị trường Úc vào giữanhững năm 2000 là một ví dụ.Vào năm 2001, Virgin bước chân vào thị trường Úc bằng việc thành lậphãng hàng không Virgin Blue. Với lợi thế về tên tuổi của tập đoàn mẹ vàchiến lược giá thấp, hãng hàng không này mang lại cho hành khách nhiều lợiích và Virgin Blue đã nhanh chóng chiếm được 30% thị trường hàng khôngÚc. Nhận thấy không thể cạnh tranh trực tiếp về giá với đối thủ mới này,Qantas quyết định thành lập hãng hàng không chi phí thấp Jetstar với mụctiêu giành lại thị trường. Chính thức xuất hiện vào năm 2004, Jetstar đượcxây dựng trên mô hình tiết kiệm chi phí nhằm bảo đảm cung cấp giá vé máybay thấp đến mức có thể. Bên cạnh đó, khách hàng của Jetstar còn được tùychọn các dịch vụ kèm theo trong chuyến bay như thức ăn, loại ghế ngồi.Đến năm 2006, Jetstar trở thành hãng hàng không chi phí thấp đầu tiên trênthế giới phục vụ các tuyến bay quốc tế. Chiến lược phát triển Jetstar củaQantas đã mang lại chiến thắng lớn, góp phần khiến cho Virgin Blue phải từbỏ phân khúc hàng không chi phí thấp ở Úc vào năm 2007.Chuyển đổi thế nào?Hiệu quả của việc điều chỉnh và chuyển đổi mô hình kinh doanh thì đã rõ.Vấn đề là chuyển đổi mô hình kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao?Theo nghiên cứu của Viện Giá trị Kinh Doanh IBM, muốn chuyển đổi thànhcông bất cứ mô hình kinh doanh nào, chủ doanh nghiệp cũng cần phải giảiquyết được 3 chữ A quan trọng: Aligned (sắp xếp), Analytical (phân tích) vàAdapt (thích nghi).Trước hết, doanh nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu là ai vàgiá trị mình muốn đem đến cho họ là gì. Từ đó mới có thể sắp xếp lại cácyếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, nhằm bảo đảm sự thayđổi đạt được hiệu quả như mong đợi.Kế đến, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ sở trường hay lợi thế của mình, đồngthời phân tích thông tin môi trường kinh doanh để hiểu được nhu cầu kháchhàng, những hoạt động mà đối thủ cạnh tranh đang thực hiện... Nếu làm tốtđiều này, nhà đầu tư và nhà quản lý sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường,có căn cứ để xây dựng các chiến lược đầu tư có trọng điểm và các chiến lượccạnh tranh hiệu quả, nhằm khai thác tốt các cơ hội thị trường mới trongtương lai.Cuối cùng, với những thông tin thu thập được từ 2 giai đoạn trên, các cấpquản lý sẽ có thể xây dựng được một kế hoạch chuyển đổi thích nghi với xuhướng phát triển, phù hợp với khả năng của các nguồn lực nội tại.Hoạt động kinh doanh của Apple trước và sau khi thay đổi mô hình kinhdoanh Với lý luận trên, có ý kiến cho rằng các công ty nước ngoài với nguồn tàichính và nhân lực mạnh mẽ sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện chuyển đổi so với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ông Lý Trường Chiến,chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, Chủ tịch Công ty Trí Tri, đã khẳng định điều ngược lại. Theo ông, lợi thế khi thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước chính là nhờ quy mô vừa và nhỏ. Nếu thực hiện quyết định chuyển đổi, các doanh nghiệp lớn thường phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề có liên quan, còn các doanh nghiệpViệt Nam có thể linh hoạt hơn khi cắt giảm hoặc điều chỉnh định hướng kinh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để là người thay đổi cuộc chơiĐể là người thay đổi cuộc chơiĐổi mới mô hình kinh doanh để thích nghi với thị trường là việc bìnhthường của các doanh nghiệp. Chọn đúng thời điểm và phương pháp thayđổi có thể giúp doanh nghiệp tận dụng được các nguồn lực, khai thác tốtnhững cơ hội mới.Ví dụ kinh điểnVí dụ sống động nhất cho sự thành công nhờ đổi mới chính là trường hợpcủa hãng công nghệ Apple (Mỹ). Đến cuối những năm 1990, tuy đã nổi bậttrên thị trường với khả năng tự thiết kế cả phần cứng lẫn phần mềm cho cácsản phẩm máy tính cá nhân, nhưng Apple đã nhận ra rằng chính định hướngđó lại làm hạn chế khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy từnăm 2001, Apple bắt đầu tung ra một loạt những sản phẩm và dịch vụ mớimà về sau đã giúp định hình lại mô hình kinh doanh của Công ty. Các dòngsản phẩm công nghệ cao như máy nghe nhạc iPod, dịch vụ âm nhạc trựctuyến iTunes, điện thoại cảm ứng iPhone hoặc sau này là các dòng máy tínhbảng iPad... đã nhanh chóng biến Apple từ một công ty chuyên sản xuất máytính cá nhân trở thành biểu tượng khổng lồ của thế giới giải trí số.Theo Boston Consulting Group, sự thay đổi của Apple không chỉ ở cấp độsản phẩm, mà còn ở chỗ Công ty đã tự xây dựng và đặt mình vào vị trí dẫnđầu thị trường hàng tiêu dùng hoàn toàn mới mẻ, có giá trị gấp 30 lần so vớithị trường máy tính cá nhân lúc đó. Bên cạnh việc cung cấp những thiết bịcông nghệ hiện đại, Apple còn có những dịch vụ đi kèm như kho nhạc sốiTunes dành cho iPod hay bộ sưu tập chương trình App Store dành choiPhone và iPad. Theo Forbes, chiến lược đổi mới mô hình kinh doanh mangtính cách mạng này đã giúp tăng tỉ suất lợi nhuận của Apple từ 2,2% vàonăm 2003 lên 35,6% trong năm 2011. Còn thống kê của Business Insidercho thấy, giá trị vốn hóa thị trường của Apple từ khi thực hiện chiến lượcđổi mới đã nhảy vọt từ 8 tỉ USD lên đến khoảng 380 tỉ USD vào tháng9.2011.Từ bài học thành công của Apple, ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc IBMViệt Nam, cho rằng trong giai đoạn kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt,việc thay đổi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước là gầnnhư không thể tránh khỏi.Đầu những năm 1990, khi hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởikhủng hoảng kinh tế, lãnh đạo IBM quyết định chuyển hướng. Từ chỗ là nhàcung cấp phần cứng và máy chủ, IBM bắt đầu tung ra hàng loạt những dịchvụ mới như tư vấn giải pháp tin học cho doanh nghiệp. Đến năm 2009, hơn1/2 trong số 96 tỉ USD doanh thu của IBM đến từ những dịch vụ trước đóchưa hề xuất hiện ở tập đoàn này.Khi kinh tế trì trệ, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn thì việc điều chỉnh haythay đổi mô hình kinh doanh có thể giúp phá vỡ bế tắc, thậm chí còn tạo ralợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp. Câu chuyện hãng hàng khôngQantas (Úc) đánh bại Tập đoàn Virgin (Anh) tại thị trường Úc vào giữanhững năm 2000 là một ví dụ.Vào năm 2001, Virgin bước chân vào thị trường Úc bằng việc thành lậphãng hàng không Virgin Blue. Với lợi thế về tên tuổi của tập đoàn mẹ vàchiến lược giá thấp, hãng hàng không này mang lại cho hành khách nhiều lợiích và Virgin Blue đã nhanh chóng chiếm được 30% thị trường hàng khôngÚc. Nhận thấy không thể cạnh tranh trực tiếp về giá với đối thủ mới này,Qantas quyết định thành lập hãng hàng không chi phí thấp Jetstar với mụctiêu giành lại thị trường. Chính thức xuất hiện vào năm 2004, Jetstar đượcxây dựng trên mô hình tiết kiệm chi phí nhằm bảo đảm cung cấp giá vé máybay thấp đến mức có thể. Bên cạnh đó, khách hàng của Jetstar còn được tùychọn các dịch vụ kèm theo trong chuyến bay như thức ăn, loại ghế ngồi.Đến năm 2006, Jetstar trở thành hãng hàng không chi phí thấp đầu tiên trênthế giới phục vụ các tuyến bay quốc tế. Chiến lược phát triển Jetstar củaQantas đã mang lại chiến thắng lớn, góp phần khiến cho Virgin Blue phải từbỏ phân khúc hàng không chi phí thấp ở Úc vào năm 2007.Chuyển đổi thế nào?Hiệu quả của việc điều chỉnh và chuyển đổi mô hình kinh doanh thì đã rõ.Vấn đề là chuyển đổi mô hình kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao?Theo nghiên cứu của Viện Giá trị Kinh Doanh IBM, muốn chuyển đổi thànhcông bất cứ mô hình kinh doanh nào, chủ doanh nghiệp cũng cần phải giảiquyết được 3 chữ A quan trọng: Aligned (sắp xếp), Analytical (phân tích) vàAdapt (thích nghi).Trước hết, doanh nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu là ai vàgiá trị mình muốn đem đến cho họ là gì. Từ đó mới có thể sắp xếp lại cácyếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, nhằm bảo đảm sự thayđổi đạt được hiệu quả như mong đợi.Kế đến, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ sở trường hay lợi thế của mình, đồngthời phân tích thông tin môi trường kinh doanh để hiểu được nhu cầu kháchhàng, những hoạt động mà đối thủ cạnh tranh đang thực hiện... Nếu làm tốtđiều này, nhà đầu tư và nhà quản lý sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường,có căn cứ để xây dựng các chiến lược đầu tư có trọng điểm và các chiến lượccạnh tranh hiệu quả, nhằm khai thác tốt các cơ hội thị trường mới trongtương lai.Cuối cùng, với những thông tin thu thập được từ 2 giai đoạn trên, các cấpquản lý sẽ có thể xây dựng được một kế hoạch chuyển đổi thích nghi với xuhướng phát triển, phù hợp với khả năng của các nguồn lực nội tại.Hoạt động kinh doanh của Apple trước và sau khi thay đổi mô hình kinhdoanh Với lý luận trên, có ý kiến cho rằng các công ty nước ngoài với nguồn tàichính và nhân lực mạnh mẽ sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện chuyển đổi so với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ông Lý Trường Chiến,chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, Chủ tịch Công ty Trí Tri, đã khẳng định điều ngược lại. Theo ông, lợi thế khi thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước chính là nhờ quy mô vừa và nhỏ. Nếu thực hiện quyết định chuyển đổi, các doanh nghiệp lớn thường phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề có liên quan, còn các doanh nghiệpViệt Nam có thể linh hoạt hơn khi cắt giảm hoặc điều chỉnh định hướng kinh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thay đổi cuộc chơi lưu ý cho cuộc chơi mô hình kinh doanh kinh nghiệm kinh doanh bí kíp kinh doanh mẹo kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hai giải pháp contact center mới tại Việt Nam
4 trang 311 0 0 -
Làm thế nào để đàm phán lương thành công
4 trang 309 1 0 -
Công ty cần nhân tài nhiều hơn nhân tài cần công ty
9 trang 302 0 0 -
Chỉ số đo lường hiệu suất – Key Performance Indicator (KPI)
7 trang 251 0 0 -
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 7
11 trang 190 0 0 -
Sử dụng Email Marketing như một công cụ để spam là hủy hoại danh tiếng của bạn
10 trang 188 0 0 -
Báo cáo môn Thương mại điện tử: Dự án cửa hàng thức ăn nhanh
28 trang 169 0 0 -
Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng khi khởi nghiệp
5 trang 139 0 0 -
444 trang 134 0 0
-
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 133 0 0