Danh mục

Đề Nghị Được Giới Thiệu – Công Cụ Bán Hàng Cực Kỳ Hiệu Quả

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.08 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn sẽ hỏi như thế nào để không tạo cảm giác hối thúc và dồn dập cho khách hàng hiện tại? Bạn muốn duy trì tốt mối quan hệ và bạn muốn tạo ra những tình huống mà các bên cùng có lợi. Quá trình đối thoại đơn giản sẽ giúp bạn hiểu nên nói gì và nói như thế nào. Điều quan trọng nhất là tự nhắc nhở mình về lợi ích của việc đề nghị, sau đó chỉ việc thực hiện việc đó. Đây là quy trình năm bước mà bạn có thể đi theo để có được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề Nghị Được Giới Thiệu – Công Cụ Bán Hàng Cực Kỳ Hiệu Quả Đề Nghị Được Giới Thiệu – Công Cụ Bán Hàng Cực Kỳ Hiệu Quả Bạn sẽ hỏi như thế nào để không tạo cảm giác hối thúc và dồn dập cho khách hàng hiện tại? Bạn muốn duy trì tốt mối quan hệ và bạn muốn tạo ra những tình huống mà các bên cùng có lợi. Quá trình đối thoại đơn giản sẽ giúp bạn hiểu nên nói gì và nói như thế nào. Điều quan trọng nhất là tự nhắc nhở mình về lợi ích của việc đề nghị, sau đó chỉ việc thực hiện việc đó. Đây là quy trình năm bước mà bạn có thể đi theo để có được sự “giới thiệu” của khách hàng: Bước 1: Nhắc khách hàng về lợi ích cụ thể của họ Điều này trở nên rất dễ dàng nếu bạn biết những lợi ích này. Diễn giải lại những điều họ đã nói hoặc liên hệ với điều gì đó bạn biết dựa trên kiến thức và kinh nghiệm bản thân. Yêu cầu sự chấp thuận của họ như trong một cuộc đối thoại bình thường. Bước 2: Mô tả thông tin khách hàng Mô tả ngắn gọn những thách thức và lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được. Điều này có thể nhắc nhở những khách hàng hiện tại này về những cơ hội mà họ đang bỏ lỡ. Điều này cũng sẽ giúp họ bắt đầu nghĩ về những người khác. Bước 3: Xác định lợi ích khi giới thiệu Làm thế nào để khách hàng của bạn hoặc bất cứ người nào đó hưởng lợi từ việc giới thiệu người này cho bạn? Xác định giá trị mà việc giới thiệu tạo ra cho người này, không phải cho công ty của họ, hay cho bạn. Cố gắng thành thật nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của họ. Bước 4: Gợi ý những người mà họ đã biết Đưa ra ví dụ về một người hoặc một vị trí công việc mà có thể có lợi ích từ đề xuất của bạn. Làm cho họ cảm thấy dễ dàng. Nếu bạn có biết một hay nhiều người cụ thể thì hãy đề cập đến tên của họ. Đưa ra nhiều tên và vị trí công việc khác nhau và nói một cách chậm rãi để người đó có cơ hội suy nghĩ. Hãy lắng nghe. Bước 5: Đề nghị việc giới thiệu Hỏi người đó xem anh ấy hoặc cô ấy có sẵn lòng liên hệ với người được giới thiệu trước khi bạn liên lạc trực tiếp với người đó không? Điều này sẽ giúp mọi việc tiến triển một cách trôi chảy, thậm chí thân thiện hơn và cánh cửa cơ hội sẽ mở rộng hơn. Cân nhắc việc hỏi họ gửi thư điện tử, điện thoại hoặc giới thiệu bạn một cách trực tiếp tại các sự kiện xã giao. Thậm chí bạn có thể đề nghị một cuộc điện thoại hội thảo. Bước 6: Chuẩn bị kỹ Trước khi bạn bắt đầu liên lạc với đối tác mới, hãy tiến hành tìm hiểu để chắc chắn rằng bạn có thể đem đến những giá trị mới cho đối tác này. Để tiết kiệm thời gian cho tất cả mọi người, hãy tìm hiểu thật kỹ về cá nhân, công ty, tổ chức và lĩnh vực kinh doanh của người đó.

Tài liệu được xem nhiều: