Danh mục

Để phát huy cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.34 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu, tuy nhiên để phát huy cơ chế này cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa… Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để phát huy cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ĐỂ PHÁT HUY CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TS. PHẠM THỊ VÂN ANH Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với chủ trương, đường lối mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu, tuy nhiên để phát huy cơ chế này cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa… Lợi ích của việc thực hiện tự chủ tài chính Tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Bởi lẽ, có nguồn lực tài chính, chúng ta mới có cơ sở để phát triển các nguồn lực khác như con người, cơ sở vật chất… những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Giáo dục đại học đòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn. Ở Việt Nam, các đơn vị giáo dục đại học phụ thuộc vào 3 nguồn thu cơ bản là ngân sách nhà nước và học phí, các nguồn khác như tài trợ, biếu tặng, nghiên cứu khoa học… (các nguồn này không nhiều). Thời gian qua, cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học đã đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Điều này thể hiện rõ qua Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015… Mới đây là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 về cơ chế tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập được đánh giá là có những bước đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như các đơn vị giáo dục đại học công lập. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là “Nghị định khung” chưa có nghị định và các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể cho đơn vị sự nghiệp giáo dục. 24 Thực hiện chủ trương, chính sách trên thời gian qua đã có nhiều chính sách tài chính liên quan tới giáo dục đại học được sửa đổi và ban hành; Kế hoạch chi tiêu trung hạn trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có giáo dục đại học công lập cũng đã được đưa vào áp dụng thí điểm. Các cơ chế, chính sách mới trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với giáo dục đã tạo cơ hội cho giáo dục đại học công lập nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản, sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả hơn; Phát triển nguồn thu sự nghiệp thông qua việc đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ; Huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị… thông qua các hoạt động hợp tác liên doanh, liên kết; Khai thác hiệu quả các nguồn thu… từng bước giảm dần sự bao cấp của nhà nước, đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ, công chức trong đơn vị. Bên cạnh đó, chính sách thu học phí cũng có sự đổi mới theo hướng tạo sự chủ động cho các đơn vị giáo dục. Cụ thể, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 cũng đã phần nào khắc phục hạn chế về mức học phí không phù hợp với mặt bằng giá cả. Chính sách học phí đã xác định trên nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học. Học phí đối với giáo dục đại học công lập chương trình đại trà được căn cứ vào khung quy định của Nhà nước; Đồng thời, có tính đến đặc điểm, yêu cầu phát triển từng ngành, hình thức đào tạo và hoàn cảnh học của sinh viên. Ngay cả cơ chế cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016 miễn, giảm học phí cũng đã được xem xét chỉnh sửa hợp lý, để các đối tượng này đóng học phí đầy đủ cho nhà trường. Điều này, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước về chính sách xã hội, khắc phục hạn chế các đơn vị giáo dục đại học công lập phải thực hiện miễn, giảm học phí như trước đây. Ngoài ra, chính sách cũng đã mở rộng đối tượng được miễn học phí là những sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo… Với việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập đã mở ra cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học công lập nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách nhà nước được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Sở dĩ như vậy vì khi thực hiện chế độ giao, khoán mức chi như điện thoại, văn phòng, công tác phí… sẽ giảm đáng kể chứng từ, hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết kiệm các nguồn kinh phí để từ đó góp phần vào việc tăng thu nhập cho giảng viên và cán bộ công nhân viên. Hơn nữa, việc thực hiện cơ chế này còn góp phần sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực. Khi nguồn thu tăng lên, các t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: