Thông tin tài liệu:
Nếu bạn phải tiếp xúc với nhiều người ở nơi làm việc, bạn hãy làm theo những cách sau đây để giải quyết các tình huống sao cho hợp tình hợp lý nhất, để cho quan hệ với những người luôn kề vai sát cánh trong công việc với bạn được “êm ấm”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để quan hệ với các đồng nghiệp được “trong ấm ngoài êm” Để quan hệ với đồng nghiệp được “trong ấm ngoài êm”Nếu bạn phải tiếp xúc với nhiều người ở nơi làm việc, bạn hãy làm theonhững cách sau đây để giải quyết các tình huống sao cho hợp tình hợp lýnhất, để cho quan hệ với những người luôn kề vai sát cánh trong côngviệc với bạn được“êm ấm”.Người bảo thủChúng ta đều biết “ông Hoàn Hảo” – đây là một người không bao giờchấp nhận phê bình có tính xây dựng cho dù bạn có góp ý theo cách gì đichăng nữa. Họ cho rằng mọi thứ mà họ làm đều đúng. Không có bất cứmột ai có thể làm thay đổi cách làm, cách nghĩ hay tư duy của họ.Cách đối phó: Cách tốt nhất để khuyên giải “ông Hoàn Hảo” này là hãyủng hộ ông ta thật tích cực trước khi bạn định phê bình. Hãy tự phê bìnhchính bạn trước tiên – và sau đó lựa lời nói với người này rằng bạn cũngđã từng mắc những lỗi tương tự. Tránh những từ ngữ như “không baogiờ”, “luôn luôn”. Sau đó hãy nói một cách chung chung, sử dụng từ“chúng ta” thay vì nói trực tiếp là “bạn”, “ông”, hay “anh”. Bạn cũngkhông nên sử dụng e-mail để phê bình những người theo kiểu này, hãylàm việc này một cách cá nhân, mặt đối mặt thì sẽ giảm được tối đa sựhiểu nhầm, đồng thời cũng hạn chế được những phản hồi có tính chỉtrích.2. Người luôn luôn thích phản đốiĐây là những người sẽ tranh luận đến cùng, những người thích sự đốilập và luôn tìm ra những vấn đề từ những người khác.Cách đối phó: Có lẽ phải đặt anh ta vào đúng chỗ của mình nhưng điềuduy nhất bạn làm bây giờ là hãy để tự anh ta kết thúc vấn đề này. Đừngngắt quãng hay làm phiền khi anh ta đang nói. Khi anh ta kết thúc vấn đềthì bạn nên đưa ra ý kiến của mình. Thay vì việc “đổ thêm dầu vào lửa”,những luận điểm có lý hơn sẽ luôn luôn giành thắng lợi. Hãy đồng ý vớinhững ý kiến bất đồng nếu bạn cần phải làm như vậy. Và trong mọitrường hợp, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh.3. Người có cái “Tôi” trong mìnhĐây là hình ảnh thu nhỏ của người có lòng tự trọng. Anh ta có một giácquan khá nhạy cảm và luôn tin rằng tất cả mọi thứ đều tập trung xungquanh nhu cầu của anh ta. Anh ta nhận được lời khen ngợi từ nhiều phíamà không cần biết anh ta có xứng đáng nhận nó không. Những đồngnghiệp hay bị ám ảnh cũng cho rằng những vấn đề của anh ta luôn lớnhơn và quan trọng hơn của bất cứ ai.Cách đối phó: Cố gắng không thua kém mẫu người này sẽ luôn giúp bạnlàm tốt hơn công việc của mình. Hãy chỉ cho người quản lý của bạnnhận ra những đóng góp và cống hiến của bạn, đặc biệt là khi làm việccùng với nhóm. Hãy ghi nhớ những thành tích mà bạn đã đạt được. Vàcũng đừng nên lo lắng khi con người này lấy ý kiến của bạn và biến nóthành của riêng anh ta. Nếu anh ta là mẫu người như vậy thì đã đến lúcbạn để mọi người biết đuợc con người thật của anh ta.4. Người cứng đầu cứng cổNhững người này chỉ làm theo cách của mình, không chịu thay đổi ýkiến và tiếp thu ý kiến mới, mặc dù đối với một số người thì ý kiến củanhững người này không có hiệu quả. Người cứng đầu cứng cổ thườngkhông tốn sức để tranh luận với những người khác nhưng anh ta lại lẳnglặng làm theo cách của mình.Cách đối phó: Cách tốt nhất là bạn nên để anh ấy làm theo ý kiến củamình. Nhưng, có một điều rất thuận lợi là nếu cách anh ấy làm không tốtthì anh ta sẽ tự chịu sự thất bại. Dĩ nhiên, nếu như bạn không cố chấp thìhãy cố gắng giúp đỡ những người cứng đầu cứng cổ. Nếu có thể hãy làmcho họ tin rằng họ phải có trách nhiệm với những ý kiến của mình.5. Những người hay nói xấuĐây là kiểu người mà tất cả chúng ta đều ghét. Anh ta nói xấu bạn vàcông việc của bạn với người khác. Trước mặt đồng nghiệp và cấp trên,anh ta luôn luôn nói xấu đằng sau lưng bạn rằng bạn là người không cónăng lực. Mặc dù những thông tin anh ta đưa ra chưa biết là đúng hay sainhưng những người hay nói xấu lại rất thành công trong việc giúp mọingười nhận ra một chân lý: “nếu anh nói xấu người khác thì anh cũngchẳng ra gì.”Cách đối phó: Lần đầu tiên bạn nghe thấy những lời nói xấu của anh ta,hãy đặt những lời lẽ tầm phào này ra một bên, hãy cho anh ta biết rằngbạn cũng đang nhận ra động cơ của việc anh ta nói xấu người khác. Hầuhết các nhân viên trong văn phòng đều muốn tránh sự đối đầu, vì vậynếu bạn để anh ta biết rằng bạn sẽ không tha thứ cho anh ta, có lẽ anh tasẽ cẩn thận hơn trong lời ăn tiếng nói của mình. Có thể anh ta sẽ bácbỏ những lời buộc tội của bạn, nhưng miễn là bạn có chính kiến thì anhta sẽ nhận ra được lỗi lầm của mình.6. Người thích trò “đổ lỗi” cho người khác.Khi anh ta chơi trò đổ lỗi cho người khác thì anh ta là người vô địchtrong trò này. Anh ấy không bao giờ có trách nhiệm với những lỗi lầmcủa mình và sẵn sàng đổ lỗi cho người khác, thường xuyên là rất vô lý.Anh ta không nhận ra rằng cách dễ nhất để gây ấn tượng cho các đồngnghiệp là hãy thừa nhận khi mình làm việc gì đó sai và tìm cách để tránhgặp lại những lỗi đ ...