Mục tiêu đề tài: nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Bacillus subtilis được tuyển chọn trong chế phẩm sinh học xử lý nước thải của Nhật Bản và đánh giá khả năng xử lý phế phụ phẩm rau xanh sau khi thu hoạch của vi khuẩn Bacillus subtilis.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Ảnh hưởng của vi khuẩn bacillus subtilis trong việc xử lý phế phụ phẩm rau xanh sau thu hoạch tại phường Khánh Xuân thành phố Buôn Ma Thuột
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN SINH HỌC THỰC NGHIỆM
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS TRONG VIỆC XỬ
LÝ PHẾ PHỤ PHẨM RAU XANH SAU THU HOẠCH TẠI PHƯỜNG KHÁNH
XUÂN, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trinh
Lớp: Cử nhân sinh K11
Chuyên ngành: Vi sinh – Sinh hóa
Đắk Lắk, ngày 09 tháng 10 năm 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Việt Nam là một nước đang phát triển với nền tảng là một nước nông nghiệp. Từ
một nước có hàng ngàn người chết vì nạn đói năm 1968. Đến nay, Việt Nam là một
trong những nước có số lượng nông sản xuất khẩu đứng đầu thế giới.
Đắk Lắk nói chung và phường khánh xuân nói riêng, là trung tâm sản xuất nông
nghiệp của vùng tây nguyên. Từ nhiều năm nay, khu vực sản xuất rau an toàn ở tổ dân
phố 12 thuộc hợp tác xã Nông nghiệp Thuận Hòa (Phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma
Thuột) đã trở thành nơi tin cậy của nhiều người tiêu dung, các nhà nghiên cứu khoa học
và các nhà quản lý sản xuất nông nghiệp.
Tổ sản xuất rau an toàn thuộc HTX Nông nghiệp Thuận Hòa được thành lập tháng
6 năm 2008 với số hội viên ban đầu là 28 hộ nông dân có tổng diện tích đất sản xuất là
5,6 ha, đến nay, số hội viên của HTX đã tăng lên 44 hộ với tổng diện tích là 6,6 ha [1][6].
Số diện tích đất sản xuất rau tăng lên cũng đồng nghĩa với l ượng phế phụ phẩm trong
sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên. Lượng phế phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu
hoạch được người nông dân sử dụng dung dung để đun nấu và một phần rất nhỏ được
dung để sản xuất phân xanh. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các hộ dân đã chuy ển sang
dung các loại nguyên liệu khác như: than, gas, điện…. Đặc biệt, vào mua mưa hoặc là
những lúc gặp dịch bệnh, lượng phế phụ phẩm tăng lên nhiều. Lượng phế phụ phẩm
quá nhiều, người dân không kịp xử lý và khi chúng tự phân hủy sẽ gây ra mùi hôi thối
rất khó chịu làm ô nhiễm môi trường và tọa điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh cho
hoa màu phát triển, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của vụ canh tác tiếp theo.
Để góp phần vào việc giúp đỡ người nông dân xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp
sau khi thu hoạch, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn
Bacillus Subtilis trong việc xử lý phế phụ phẩm rau xanh sau thu hoạch tại
phường Khánh Xuân, Thành phố Buôn Ma Thuột”.
2. Mục tiêu đề tài.
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Bacillus subtilis được tuyển
chọn trong chế phẩm sinh học xử lý nước thải của Nhật Bản và đánh giá khả năng x ử
lý phế phụ phẩm rau xanh sau khi thu hoạch của vi khuẩn Bacillus subtilis.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
Đánh giá khả năng xử lý phế phụ phẩm rau xanh sau khi thu hoạch (gốc rau và lá
rau bị hỏng) của vi khuẩn Bacillus subtilis trong chế phẩm sinh học xử lý môi trường
của Nhật Bản, từ đó bổ sung thêm nhóm vi khuẩn có giá trị này vào việc xử lý phế phụ
phẩm rau xanh tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột.
3.3. Ý nghĩa thực tiễn.
Việc nghiên cứu và sử dụng vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng xử lý phế
phẩm rau xanh góp phần quan trọng trong việc giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế
các mầm bệnh phát triển tại khu sản xuất rau an toàn ở phường khánh xuân, từ đó bảo
vệ môi trường và cải thiện tình hình sản xuất nông nghiệp ở đây.
4. Giới hạn của đề tài.
Trong quá trình thực hiện, vì lý do kinh phí có hạn nên đề tài không thể thực hiện
lặp lại thí nghiệm nhiều lần.
Địa điểm tiến hành thí nghiệm là tại khu sản xuất rau an toàn thuộc HTX Thuận
Hòa, tổ dân phố 12, phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột.
PHẦN I . TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về phường Khánh Xuân
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Diện tích: tổng diện tích tự nhiên là 21,88 km2. Phường Khánh Xuân được thành
lập ngày 21, tháng 1, năm 1995
Tọa độ:
• 12o38’34”B
• 107o59’17”Đ
- Phía Đông tiếp giáp phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phía Tây tiếp giáp xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phía Nam giáp xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phía Bắc giáp Phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột.
Địa hình, địa chất
Phường Khánh Xuân có địa hình tương đối gồ ghề và có hướng nghiêng dần từ
Đông sang Tây.
Đất nâu vàng trên đá Bazan thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp hàng năm
và lâu năm.
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét.
Đất đen trên sản phẩm đá Bazan.
Khí hậu, thủy văn:
Phường Khánh Xuân nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới, khí hậu gió mùa, một
năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa nắng bắt đầu
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Các thông số về điều kiện khí hậu của phường Khánh Xuân được trung tâm dự
báo khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk ( trạm Buôn Ma Thuột), ghi nhận từ năm 2004 –
2006 như sau:
+ Nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ bình quân khoảng 23,6oC. Độ ẩm bình quân là 84%,
thấp nhất là 71%. Về mùa khô không khí thường khô hạn.
+ Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1.900-2.000 mm tập trung
vào mùa mưa (90%). Lượng mưa phân bố không đều, ảnh hưởng đến sản xuất nhất là
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
+ Hệ thống sông suối: có suối Ea Knia và suối Ea Tam.
+ Hệ thống Hồ, Đập: có hồ Thống Nhất, hồ Đồi Thông và đập Giò Gà.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số:
Năm 1999 phường Khánh Xuân có khoảng 21583 người. Hiện nay, dân số của
phường đã có khoảng 23.444 người với mật độ là 986 người/km2.
‘ Trên địa bàn phường có 16 thôn, buôn và có 2 dân tộc anh em cùng chung s ống,
đó là dân tộc Kinh và Ê Đê.
Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông (l ...