Danh mục

Đề tài: Câu - Câu đơn

Số trang: 10      Loại file: docx      Dung lượng: 31.49 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài gồm các nội dung trình bày: Khái niệm về câu và câu đơn, đặc điểm của câu và câu đơn. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn khi cần. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Câu - Câu đơn Câu hỏi: Khái niệm về câu và câu đơn? BÀI LÀM 1. CÂU 1.1. Khái niệm về câu Câu “là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) độc lập  và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của  người nói, hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện,  truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất.” Ví dụ: Tôi đi học. 1.2. Đặc điểm của câu 1.2.1. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập và cấu trúc đặc biệt Cấu tạo ngữ pháp độc lập ở chỗ: câu thường có cấu trúc C – V (chủ ngữ ­ vị  ngữ). Bên cạnh đó câu còn có cấu trúc một thành phần (còn gọi là câu đơn phần). Quy  tắc ngữ pháp của tiếng Việt có những đặc điểm chung nhưng cũng có những đặc thù  riêng so với các ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, tiếng Việt đòi hỏi khi danh từ đặt sau  “những”, “các” (trong cấu trúc câu) thì nhất thiết phải có định ngữ đi sau danh từ.  Trong khi đó, đối với các ngôn ngữ biến hình thì không nhất thiết như vậy. Ví dụ: ­ Tôi yêu những học sinh (...), người nghe vẫn chờ đợi một thông tin gì đó nữa  (như chăm chỉ, chịu khó...) ­ I love students.   (câu đã hoàn chỉnh) 1.2.2. Câu có ngữ điệu kết thúc      Cuối câu bao giờ cũng có ngữ điệu kết thúc câu (điều này khác với cụm từ). Đi  kèm các ngữ điệu kết thúc, câu thường có các yếu tố tình thái đánh dấu kết thúc câu  như: à, ừ, nhỉ, nhé... Việc nghiên cứu ngữ điệu cần phải được xem xét trong hoạt  động lời nói. Trên hình thức chữ viết có thể sử dụng những dấu chấm câu tương ứng  như dấu chấm, chấm than, chấm hỏi,... Ví dụ:              A: Tớ đi ngủ đây              B: Cậu ngủ ngon nhé! 1.2.3. Câu được gắn với một ngữ cảnh  Câu được sử dụng với mục đích giao tiếp giữa những người trong xã hội, vì vậy  câu bao giờ cũng phải gắn với một không gian và thời gian cụ thể. Một câu sẽ là đúng  trong hoàn cảnh này nhưng lại có thể sai khi nói trong hoàn cảnh khác.       Ví dụ:  Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chú tiểu biết, hỏi: ­ Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ? Sư cụ đáp: ­ Tao ăn đậu phụ. Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi: ­ Cái gì ngoài cổng thế? Chú tiểu đáp: ­ Bạch cụ! Ðậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ! => Nếu ra khỏi ngữ cảnh này thì “ đậu phụ” không còn mang ý nghĩa giống trong câu  chuyện nữa. 1.2.4. Câu có chức năng thông báo Câu không phải là một đơn vị có sẵn như từ mà được tạo lập khi con người vận  dụng ngôn ngữ để tư duy nhằm mục đích giao tiếp hay bày tỏ thái độ chính vì vậy câu  phải có chức năng thông báo chức năng thông báo của câu được thể hiện. ­ Câu mang nội dung thông tin.     Ví dụ: Các đội cứu hộ đang làm công tác tìm kiếm người mất tích. ­ Câu được dùng để bày tỏ thể hiện thái độ tình cảm.     Ví dụ: Tôi yêu em đến nay chừng có thể. ­ Câu được dùng để tác động đến hành động nhận thức của người nghe.     Ví dụ:  “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” 2. CÂU ĐƠN 2.1.Khái niệm ­ Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành.      Ví dụ: Mùa xuân / đã về.     CN           VN 2.1.1.Nòng cốt chủ­ vị của câu ­ Nòng cốt chủ vị là khung cốt lõi của câu đơn. Chủ ngữ (C) và vị ngữ (V) là hai thành  phần chính của câu đơn, là hai trụ cột của câu về mặt ngữ pháp để đảm bảo nội dung  thông báo tối thiểu cho câu.      Ví dụ: Tôi/ đi học.  C       V 2.1.2. Thành phần chủ ngữ ­ Chủ ngữ là thành phần chính thứ nhất của câu đơn bình thường  nhằm nêu lên sự  vật, hiện tượng…có hoạt động, trạng thái, tính chất… được biểu thị ở thành phần  chính thứ hai của câu( vị ngữ). ­ Chủ ngữ là thành phần trả lời cho một trong các câu hỏi sau:    + Ai? (Với chủ ngữ chỉ người ).         Ví dụ:  Tôi/là giáo viên.   + Con gì? (Với chủ ngữ chỉ động vật).        Ví dụ: con chó/ đang gặm xương   + Cái gì? (Với chủ ngữ chỉ sự vật).       Ví dụ:  Cái cửa/ màu xanh.   + Gì ? (Với chủ ngữ chỉ khái niệm trừu tượng).        Ví dụ: Đoàn kết/ là sức mạnh. ­Về bản chất từ loại: chủ ngữ có thể là danh từ.        Ví dụ: tôi, ta, chúng ta, cây, nhà, sân, cửa, mây,…. ­ Cấu tạo ngữ pháp của một chủ ngữ có thể là: một từ, một cụm từ, một liên hợp từ,  một kết cấu C­V trong đó hay gặp nhất là cụm danh từ, một vài trương hợp có thể là  động từ( Đoàn kết/ là sức mạnh)  2.1.3. Thành phần vị ngữ ­ Vị ngữ là thành phần chính thứ hai của câu đơn bình thường, nhằm nêu lên hành  động, tính chất trạng thái…của sự vật, hiện tượng được biểu thị ở thành phần chính  thứ nhất của câu (chủ ngữ). ­ Vị ngữ trả lời cho một trong các câu hỏi sau:   + Làm gì? ( Với vị ngữ nêu hành động).       Ví dụ:  Chúng nó / đánh nhau.   + Thế nào? ( Với vị ngữ nêu tính chất, trạng thái).       Ví dụ:  Cô ấy/ rất vui.    + Là gì? ( Với vị ngữ nêu lên một sự vật, khái niệm khác có quan hệ giới thiệu, so  sánh với sự vật nêu ở chủ ngữ).         Ví dụ: Tôi / là một sinh viên. ­Thành phần vị ngữ đa dạng về cấu tạo và có ý nghĩ khá rộng. Căn cứ vào tính chất  thường gặp hay không, có thể thấy vị ngữ gồm hai loại lớn: các vị ngữ cơ bản( hay  gặp hơn) và các vị ngữ không cơ bản( ít gặp). ­ Các vị ngữ cơ bản gồm bốn kiểu sau:   + Vị ngữ­ động từ: biểu thị hành động hay trạng thái của sự vật, hiện tượng nêu ở  chủ ngữ ( là loại thường gặp nhất)        Ví dụ : hai người / nắm tay nhau.   + Vị ngữ­ tính từ: biểu thị đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng như ở chủ  ngữ        Ví dụ: Cô ấy/ rất đẹp.   + Vị ngữ­ danh từ: trong câu có từ “là”: chỉ sự đồng nhất của sự vật nêu ở chủ ngữ  với sự vật khác hay ghép sự vật ở chủ ngữ vào một phạm trù nào đó.       Ví dụ: Chị tôi/ là cô giáo.                     Chí Phèo/ là một tên du côn.                     Cua là một loại động vật giáp xác.    + Vị ngữ­ số từ ( trong câu có hệ từ “là”): biểu thị số lượng sự vật nếu ở chủ ngữ,  tuy rằng khái niệm “số lượng” ở đây không thật rõ lắm        Ví dụ: Chúng ta/ là một gia đình. ­Các vị ngữ không cơ bản gồm có ...

Tài liệu được xem nhiều: