Danh mục

Đề tài: Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp

Số trang: 21      Loại file: docx      Dung lượng: 50.62 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,500 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp để có thể nâng cao ưu thế so với đối thủ, quản lý doanh nghiệp, cung ứng sản phẩm cho khách hàng tốt hơn. Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp Bài luận Đề Tài:HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3I. TỔNG QUAN VỀ ERP ............................................................................................... 4 I.1. Khái niệm, Các thành phần của ERP ......................................................................... 4 I.2. Chức năng, vai trò ....................................................................................................... 6II. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ERP ............................................................................... 10 II.1. ERP làm thay đổi tư tưởng nhà quản trị. ................................................................. 10 II.2. Những thuận lợi khi ứng dụng ERP ........................................................................ 13 II.2. Những khó khăn khi ứng dụng ERP........................................................................ 14 II.2.1 Vấn đề từ phía đơn vị tư vấn, triển khai ............................................................ 14 II.2.1. Chi phí đầu tư lớn ............................................................................................. 14 II.2.3. Khó khăn về trình độ quản lý, nguồn lực bên trong doanh nghiệp .................. 15III. ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 18TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 21 LỜI MỞ ĐẦU Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt buộcdoanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp để có thể nâng cao ưu thế so với đối thủ, quản lýdoanh nghiệp, cung ứng sản phẩm cho khách hàng tốt hơn. Để vươn tới mục tiêu này,doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lựctrong quá trình sản xuất kinh doanh. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, doanh nghiệp đã có sự hỗ trợ rấtnhiều khi nâng tầm quản lý doanh nghiệp thông qua công cụ hữu hiệu là các hệ thốngphần mềm quản trị doanh nghiệp. Việc áp dụng các phần mềm này ngày càng trở nên phổbiến và thiết yếu với doanh nghiệp. Và hiện nay một ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang ngày càng trởnên phổ biến và hữu ích đối với các doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới là ERP(Enterprise Resource Planning) – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây là phươngtiện hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý tất cả các nguồn lực của doanhnghiệp (nhân lực, tài chính, phương tiện và tư liệu sản xuất...). Ngoài chức năng quản lý, ERP còn đảm nhận luôn nhiệm vụ phân tích, kiểm trathực trạng sử dụng nguồn lực với mọi mức độ cập nhật phù hợp theo yêu cầu của nhàquản lý. Vậy với những tính năng ưu việt của nó đã đem lại kết quả gì cho doanh nghiệp?Vận dụng thế nào mới gọi là hợp lý? Và doanh nghiệp Việt Nam đã vận dụng thành cônghay chưa? Nếu chưa thì doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể vận dụng thành công hệthống này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua phân tích dưới đây. I. TỔNG QUAN VỀ ERP I.1. Khái niệm,Các thành phần của ERP ERP (Enterprise resources Planning) - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanhnghiệp là một thuật ngữ được dùng liên quan đến một loạt hoạt động của doanh nghiệpđược hỗ trợ bởi bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụngquản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trìnhquản lý. Trong thuật ngữ ERP, hai chữ R và P đã thể hiện hầu như trọn vẹn ý nghĩa của giảipháp quản trị doanh nghiệp mới này.R (Resource - Tài nguyên) Trong kinh doanh, Resource là nguồn lực nói chung bao gồm cả tài chính, nhân lựcvà công nghệ. Tuy nhiên, trong ERP, ta phải hiểu Resource theo nghĩa hẹp hơn là tàinguyên, tức là những nguồn lực được chọn lọc kĩ lưỡng, đạt chất lượng để có thể thựchiện tốt mục tiêu là tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp. Việc ứng dụng ERP vào hoạtđộng quản trị công ty đòi hỏi chúng ta phải biến các nguồn lực thành tài nguyên bằngcách thay đổi văn hóa kinh doanh cả bên trong và ngoài công ty. Cụ thể là: - Làm cho mọi phòng ban đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho công ty. - Hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực của các bộ phận nhưng đảm bảo luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. - Thiết lập các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất. - Cập nhật chính xác, kịp thời tình trạng nguồn lực của công ty. P (Planning - Hoạch định) Hoạch định là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh doanh. Điều cần quan tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ công ty lên kế hoạch ra sao? Thứ nhất, ERP tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong quá trìnhđiều hành sản xuất, kinh doanh của công ty. Chẳng hạn, ERP giúp nhà máy tính toánchính xác kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho mỗi đơn hàng dựa trên tổng nhu cầunguyên vật liệu, tiến độ, năng suất, khả năng cung ứng… Cách làm này cho phép công tyluôn có đủ vật tư sản xuất, mà không để tồn kho quá lớn gây đọng vốn. Thứ hai, ERP là công cụ hỗ trợ trong việc lên kế hoạch cho các nội dung côngviệc, nghiệp vụ cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như hoạch địnhchính sách giá, chiết khấu, các hình thức mua hàng, hỗ trợ tính toán ra phương án muanguyên liệu, tính được mô hình sản xuất tối ưu… Đây là biện pháp giúp bạn giảm thiểusai sót trong các xử lý nghiệp vụ. Thứ ba, ERP tạo ra mối liên kết văn phòng công ty – đơn vị thành viên, phòng ban– phòng ban và trong nội bộ các phòng ban, hình thành nên các quy trình xử lý n ...

Tài liệu được xem nhiều: