Danh mục

Đề tài Lịch sử ra đời và bản chất tiền tệ

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 115.50 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

thể trao đổi được. Giá trị của tiền là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua đượcbằng một đơn vị của tiền tệ, ví dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua đượcbằng một Dollar. Nói cách khác giá trị của tiền là nghịch đảo của giá cả hànghóa.Các ngân hàng quốc gia thường theo đuổi một mục đích thực tế và cố địnhkhi điều chỉnh lượng tiền. Mục đích này thường là bình ổn giá, tức là chống lạilạm phát. Để có thể giới hạn tỷ lệ lạm phát ở một mức độ hợp lý với nền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài " Lịch sử ra đời và bản chất tiền tệ " LỜI MỞ ĐẦU Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệcó thể trao đổi được. Giá trị của tiền là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua đượcbằng một đơn vị của tiền tệ, ví dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua đượcbằng một Dollar. Nói cách khác giá trị của tiền là nghịch đảo của giá cả hànghóa. Các ngân hàng quốc gia thường theo đuổi một mục đích thực tế và cố địnhkhi điều chỉnh lượng tiền. Mục đích này thường là bình ổn giá, tức là chống lạilạm phát. Để có thể giới hạn tỷ lệ lạm phát ở một mức độ hợp lý với nền kinhtế quốc dân, ngân hàng quốc gia cố gắng giữ lượng tiền đồng bộ với sự pháttriển kinh tế. Lượng tiền tăng quá nhanh hay tốc độ quay vòng của tiền tăng lên trongkhi lượng tiền không thay đổi sẽ dẫn đến mất cân bằng giữa tiền đang có vàhàng hóa. Sự mất cân bằng này sẽ làm tăng mức giá chung và người ta gọi đó làlạm phát. Lạm phát có thể được phân loại theo vận tốc (lạm phát vừa phải, lạmphát phi mã, siêu lạm phát) hay theo giai đoạn (giai đoạn tăng tốc, giai đoạn ổnđịnh, giai đoạn giảm tốc). Lượng tiền có thể tăng vì chính sách lãi suất của ngânhàng quốc gia hay vì nợ quốc gia tăng đột ngột. Khi lượng tiền giảm đi hay tốc độ quay vòng tiền giảm xuống trong khilượng tiền không đổi thì giá cả có thể sẽ giảm liên tục trong một thời gian,người ta gọi đó là giảm phát. Lượng tiền giảm đi cũng có thể là do các biệnpháp của ngân hàng quốc gia gây ra khi vận tốc quay vòng tiền giảm đi (khingười dân hay doanh nghiệp hạn chế tiêu dùng và đầu tư hơn và tiền được tiếtkiệm nhiều hơn là tiêu dùng). Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu về quy luật lưu thông tiền tệ, vì sao lạicó lạm phát xảy ra và những biện pháp khắc phục lạm phát. Lịch sử của tiền tệ chính là lịch sử phát triển các hình thái giá trị từ thấpđến cao, từ hình thái giản đơn cho đến hình thái đầy đủ nhất là tiền tệ. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Đây là hình thái phôi thai của giátrị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, trao đổi mang tínhchất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Ví dụ: 1m vải= 10 kg thóc. Ở đây, giá trị của vải được biểu hiện ở thóc. Còn thóc là cái đượcdùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Với thuộc tính tự nhiên củamình, thóc trở thành hiện thân của vải. Sở dĩ như vậy vì bản thân thóc cũng cógiá trị. Hàng hoá (vải) mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hoá khác(thóc) thì gọi là hình thái giá trị tương đối. Còn hàng hoá (thóc) mà giá trị sửdụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hoá khác (vải) gọi là hình thái vật nganggiá. Hình thái vật ngang giá có 3 đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hìnhthức biểu hiện giá trị; lao động cụ thể trở thành hình thức biểu hiện lao độngtrừu tượng; lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện lao động xã hội. Hìnhthái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là hai mặt liên quan với nhau,không thể tách rời nhau, đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giátrị. Trong hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định. Chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ:Bản chất của tiền tệđược thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C.Mac tiền tệ có 5 chức năng: - Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của cáchàng hóa. Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ phải có giátrị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lườnggiá trị hàng hóa không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượngvàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giátrị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơsở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hànghóa đó. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Do đó,giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa docác yếu tố sau đây quyết định: + Giá trị hàng hóa + Giá trị của tiền + Ảnh hưởng của quan hệ cung cầu hàng hóa Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đolường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượngnhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có têngọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả.Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng củanó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị củacác hàng hóa khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùnglàm tiền tệ. Giá trị của hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượnglao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng)thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu ...

Tài liệu được xem nhiều: