Thông tin tài liệu:
Nội dung của đề tài này là nghiên cứu và đánh giá khả năng sinh sản của đàn bò cái Drought Master và Brahman ngoại nhập nuôi tại TP. Hồ Chí Minh, và tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn bê Drought Master và Brahman sinh ra tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài để nắm bắt nội dung chi tiết hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Một số chỉ tiêu sinh sản của bò Brahman và Drought Master ngoại nhập 3 lứa đầu nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và khả năng sinh trưởng của bê sinh ra từ chúng
ĐINH VĂN TUYỀN – Một số chỉ tiêu sinh sản cuả bò Brahman ..
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA BÒ BRAHMAN VÀ DROUGHTMASTER
NGOẠI NHẬP 3 LỨA ĐẦU NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÊ SINH RA TỪ CHÚNG
Đinh Văn Tuyền1*, Nguyễn Quốc Đạt2, Nguyễn Văn Hùng1 và Nguyễn Thanh Bình2
1
Bộ môn Dinh Dưỡng và Thức ăn và Đồng cỏ -Viện Chăn nuôi
2Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao TBKT Chăn nuôi – Gò Vấp - TP. Hồ chí Minh
*Tác giả liên hệ: Đinh Văn Tuyền - Bộ môn Dinh Dưỡng và Thức ăn và Đồng cỏ -Viện Chăn nuôi
Thụy Phương -Từ Liêm - Hà Nội
Tel: 04 7571692,/0982932269; Fax: 04 8389 775; Email : vantuyen1973@gmail.com
ABSTRACT
Re productive performance at first three calving of the imported Brahman and Droughtmaster cows and
grouth rate their calves raised in Ho Chi Minh city
Several reproductive parameters including calving interval, gestation length and number of service per
pregnancy were investigated on the pure Brahman and Drought Master cow herds imported from Australia and
raised at Cu Chi farm of the HoChi Minh city Dairy Company. Birth weight and the growth curve of the
progenies of such imported cows were also measured. Results show that the imported Brahman cows had an
average calving interval of 412 days; that of Drought Master cows 449.6 days, 37 days longer than Brahman
cows. Gestation length of both Brahman and Drought Master cows averaged 286-287 days, similar to the values
recorded on other imported Brahman and Drought Master herds. Birth weights of the Brahman calves were 22.6
and 20.5 kg for male and female respectively whereas those for Drought Master were 20.8 and 20.6 kg. Weights
at 6 months old were 144.3 and 127.4 for Brahman male and female and 134.5 and 128 kg for respective
Drought Master calves showing similar weaning weights between the two breeds. However, weights at 2 years
old were on average 319.5 for Brahman and 356.8 kg for Drought Master calves indicating a higher growth rate
of Drought Master than Brahman calves raised under the same feeding regime. It could be concluded that the
calving interval of the both breeds was acceptable and the live weight of Drought Master calves at weaning was
similar but at 2 years old higher than Brahman calves.
Key words: Beef cattle, reproduction, growth performance
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước thu
nhập của người dân cũng đã được nâng lên. Vì vậy nhu cầu về thịt trên thị trường cũng tăng
lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt bò. Điều này thể
hiện rõ trong sự biến đổi giá thịt bò trong thời gian 5 năm qua (giá thịt bò loại 1 tăng từ
khoảng 45.000đ/kg năm 2003 lên 120.000đ/kg hiện nay).
Với việc tổng sản lượng thịt bò mới chỉ đáp ứng được trên 5% tổng lượng thịt tiêu thụ (Cục
chăn nuôi 2006) thì tiềm năng cho phát triển chăn nuôi bò thịt là rất lớn. Chính vì vậy từ năm
2002 một số địa phương đã nhập một số giống bò chuyên thịt cao sản như Brahman và
Drought Master của Australia về nuôi nhằm tăng nhanh số lượng và chất lượng đàn giống bò
thịt. Theo thống kê cho đến nay đã có khoảng 5000 bò thịt thuần chủng các giống trên được
nhập vào nuôi tại một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Bình Định,
Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ và Lâm Đồng.
Khả năng thích nghi, sinh trưởng phát triển của đàn bò thuần ngoại nhập đã bước đầu được
nghiên cứu tại Tuyên Quang, Bình Định, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ trong
các năm từ 2002-2005. Tuy nhiên do thời gian ngắn nên nghiên cứu trên mới chỉ đánh giá
được khả năng sản xuất của đàn bò ngoại nhập mà chưa đánh giá tiếp được khả năng sản xuất
của các thế hệ bò thuần sinh ra ở Việt nam. Chính vì thế trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ
1
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008
“Nghiên cứu nhân thuần và lai tạo giống bò hướng thịt chất lượng cao ở Việt nam” chúng tôi
tiến hành đề tài này nhằm bổ sung cho nghiên cứu đã tiến hành ở giai đoạn trước.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Khả năng sinh sản của đàn bò thuần được đánh giá trên đàn cái đàn hạt nhân gồm 50 con
Brahman và 50 con Drought Master nhập từ Australia nuôi tại Công ty giống bò sữa TP. Hồ
Chí Minh có tuổi trung bình tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm (tháng 1/2006) là 49 tháng đối
với bò Brahman (dao động trong khoảng 47-51 tháng) và 48 tháng đối với bò Drought Master
(dao động từ 46-49 tháng).
Khả năng sinh trưởng của bê được đánh giá trên đàn bê Brahman và Drought Master thuộc thế
hệ thứ 1 sinh ra tại Việt nam của đàn cái sinh sản nuôi tại Công ty giống bò sữa TP. Hồ Chí
Minh.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Công ty giống bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ 1/1/2006 đến
31/12/2007
Nội dung nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh sản của đàn bò cái Drought Master và Brahman ngoại nhập nuôi tại
TP. Hồ Chí Minh
Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn bê Drought Master và Brahman sinh ra tại Việt nam
Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi
Thu thập số liệu cá thể về các chỉ tiêu sinh sản như phối giống, mang thai, đẻ của đàn hạt nhân
được lựa chọn từ đàn cái ngoại nhập để đánh giá khả năng sinh sản. Các chỉ tiêu theo dõi bao
gồm tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, hệ số phối giống và thời gian mang thai. Trong số
này, một số chỉ tiêu theo dõi được thu thập từ số liệu gốc do cơ sở ...