Danh mục

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng dạy học Vật lý

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.82 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tự làm đồ dụng dạy học là một trong các hoạt động của trường học từ mẫu giáo cho đến trung học phổ thông, là chủ trương của ngành Giáo dục & Đào tạo nhằm phát huy sáng kiến,sáng tạo của giáo viên trong hoạt động dạy học. Đó cũng chính là vấn đề mà "Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng dạy học Vật lý" hướng đến trình bày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng dạy học Vật lý ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG MÃ SỐ CS2011-03 TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VẬT LÝ TH.S HOÀNG VĂN XUYẾN 01/2013 1 MỞ ĐẦU Tự làm đồ dụng dạy học là một trong các hoạt động của trường học từ mẫu giáo cho đến trung học phổ thông, là chủ trương của ngành Giáo dục & Đào tạo nhằm phát huy sáng kiến,sáng tạo của giáo viên trong hoạt động dạy học. Nó cũng thường là phong trào thi đua dạy tốt, học tốt giữa các trường thuộc cấp quận, cấp sở. Cho nên giáo sinh được trang bị một số kiến thức và kỹ năng làm đồ dùng dạy học sẽ giúp ích cho việc dạy tốt của mình sau này. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 Chương 1 : Quá trình nhận thức 4 1.1 . Quá trình nhận thức khoa học trong vật lý 4 1.2 . Quá trình tổ chức hoạt động nhận thức vật lý 5 1.3 . Học tập với phương tiện dạy học 7 1.4 . Khái niệm đa phương tiện . 8 Chương 2 : Các đồ dùng dạy học trong vật lý 10 2.1 . Phân loại đồ dùng dạy học 10 2.1.1. Theo điều kiện sử dụng 2.1.2 .Theo công nghệ và quá trình chế tạo sử dụng 2.2 .Các chức năng của đồ dùng dạy học . 11 2.3 .Một số định hướng chung trong sử dụng đồ dùng dạy học . 11 Chương 3 : Làm đồ dùng dạy học với các vật liệu , rẻ tiền , dễ kiếm . 13 3.1. Mục đích và ý nghĩa . 13 3.2. Giới thiệu cách làm một vài dụng cụ thí nghiệm . 13 Chương 4 : Làm đồ dùng dạy học với các phần mềm tin học. . 26 4.1. Mục đích và ý nghĩa . 26 4.2. Sử dụng powerpoint . 26 4.3. Sử dụng chương trình PROSHOW . 32 Chương 5: Làm đồ dùng dạy học bằng phim video . 37 5.1. Mục đích và ý nghĩa . 37 5.2. Mười bước để làm một phim . 38 5.3. Phim ngắn . 39 5.4 .Qui trình cơ bản tiến hành một phim ngắn . 40 5.4.1.Kịch bản văn học 40 3 5.4.2.Khung hình 41 5.4.3.Động tác máy 42 5.4.4. Dựng phim 43 5.5.Dựng phim bằng phần mềm Power Director 9 45 ỨNG DỤNG CỦA TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 Một số file video minh họa cách làm và biểu diễn các hình thức thể hiện 4 CHƢƠNG 1 : QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC 1.1 . QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC KHOA HỌC TRONG VẬT LÝ Con đường nhận thức khoa học, nhận thức chân lý khách quan đã được Lê Nin chỉ ra : “ từ thực quan sinh động đến tư duy trừu tượng trở về thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tế khách quan”. Con đường nhận thức trong khoa học vật lý cũng tuân theo qui luật chung đã được Lê Nin chỉ ra ở trên. Tuy nhiên vật lý là môn khoa học, nghiên cứu thế giới tự nhiên nhằm phát hiện ra những đặc tính và qui luật khách quan của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cho nên nó mang nét đặc thù của vật lý học. “Khái quát hóa những lời phát biểu của những nhà vật lý nổi tiếng như Einstein, Plank,. . . VG.Razumôpxki đã trình bày chu trình sáng tạo khoa học như sau : Từ khái quát những sự kiện xuất phát đi đến xây dựng mô hình trừu tượng (có tính chất giả thuyết); từ mô hình rút ra hệ quả lý thuyết (bằng suy luận logic hay suy luận toán học); sau đó kiểm tra bằng thực nghiệm những kết quả đó. Nếu những kết quả rút ra từ thực nghiệm phù hợp với hệ quả dự đoán từ mô hình giả thuyết thì mô hình giả thuyết được xác nhận là đúng đắn. Nếu những sự kiện thu được không phù hợp với những hệ quả rút ra từ mô hình thì phải xem lại mô hình, chỉnh lý lại hoặc thay đổi nó. Nếu mô hình trừu tượng được xác nhận, nó trở thành nguồn tri thức mới, lý thuyết mới và tiếp tục được dùng để suy ra những hệ quả mới, hoặc để giải thích những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ,trong các sự kiện thực nghiệm mới phát hiện”.[7,tr1 và tr 2] Các sự kiện Mô hình xuất phát Giải thuyết Kiểm tra Các hệ quả Bằng thực nghiệm Suy ra Hình 1. Chu trình sáng tạo khoa học theo Razumôpxki 5 Chu trình nhận thức vật lý như ở trên gồm nhiều giai đoạn và có nhiều nhà khoa học tham gia vào những thời điểm khác nhau. Một chu trình có thể kéo dài rất nhiều năm. Nhận thức được một qui luật vận động trong vật lý gọi là nguyên lý, định luật, định lý... tùy theo qui mô, tính chất của qui luật đó tác động, chi phối đến nhiều lãnh vực vật lý khác nhau nhiều hay ít . Thí dụ từ quan sát chuyển động các hạt khói trong một hộp thủy tinh nhỏ dưới kính hiển vi, ông Brown phát hiện ra chuyển đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: