Thông tin tài liệu:
Đề tài nghiên cứu khoa học: Lập trình hướng Agent tập trung nghiên cứu các đặc trưng của agent và hệ đa agent; một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển hệ phần mềm agent bao gồm xây dựng ontology và tương tác; các bước trong phân tích và thiết kế hệ đa agent và sử dụng công cụ agentTool trong các bước này; phương pháp luận MaSE trong phân tích và thiết kế hệ dịch vụ thương mại điện tử TraNeS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài nghiên cứu khoa học: Lập trình hướng Agent
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ truyền thông
và internet đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của cuộc sống từ kinh tế, khoa học
đến văn hoá và xã hội. Rõ ràng sự phát triển của phần cứng đóng vai trò rất quan
trọng trong quá trình tiến hoá này nhưng yếu tố then chốt đã ảnh hưởng mạnh mẽ
đến xã hội tri thức ngày nay chính là bản thân phần mềm. Khi mà mạng máy tính và
Internet trở thành phổ biến thì việc xử lý thông tin phân tán, chia xẻ và tích hợp
thông tin thông qua đường truyền giữa các máy với những cơ sở dữ liệu có những
khuôn dạng khác nhau càng ngày càng trở nên phổ biến. Điều này dẫn đến một
thách thức mới đối với giới phát triển phần mềm khi phải đối đầu với những yêu
cầu thực tế của các hệ phần mềm phức tạp, mở và phân tán.
Những nghiên cứu và công nghiệp phát triển phần mềm trong những cuối
năm 80 và đầu thập niên 90 xoay quanh cách tiếp cận hướng đối tượng tiến hoá từ
phương pháp luận phần mềm cấu trúc truyền thống. Phương pháp hướng đối
tượng có ưu điểm so với phương pháp cấu trúc là khả năng sử dụng lại mã nguồn,
dễ đọc mã nguồn và xử lý lỗi. Ý tưởng cơ bản của nó là xem hệ phần mềm như
tập hợp các thực thể tương tác gọi là “đối tượng” trong đó mỗi đối tượng được xác
định bởi ba yếu tố: Định danh, trạng thái và hành vi1. Như vậy, phát triển phần
mềm dựa trên cách tiếp cận này có nghĩa là tiến hành xây dựng mô hình của hệ
thống cần được phát triển (cả trong các pha phân tích và thiết kế) dựa trên khái
niệm đối tượng và những khái niệm liên quan như thành viên, phương thức, quan
hệ... Ngôn ngữ UML đã được sử dụng rộng rãi để mô hình các hệ phần mềm này
dưới dạng use case, biểu đồ lớp, biểu đồ tương tác...
Tuy nhiên, cách tiếp cận hướng đối tượng tỏ ra không đáp ứng được nhu cầu
phát triển các hệ phần mềm mở, phân tán, phức tạp như quản lý mạng viễn thông,
thương mại điện tử, trợ giúp văn phòng, tìm kiếm/lọc thông tin...Là một phát triển
tiếp theo của hướng đối tượng, cách tiếp cận hướng agent được xem là công nghệ
hứa hẹn cho phát triển các hệ phần mềm phức tạp này. Ý tưởng cơ bản của hệ đa
agent là xem hệ phần mềm như một cấu trúc xã hội bao gồm các agent có khả năng
tự chủ cùng với các tương tác “có tính chất tri thức” hay “mang ngữ nghĩa” giữa
chúng.
1
Trạng thái được mô tả bởi bộ giá trị của các biến, hành vi được mô tả theo các phương thức có thể được
thực hiện từ trong chính đối tượng đó hay gọi từ những đối tượng khác. Tương tác giữa các đối tượng được
mô tả theo một số các quan hệ khác nhau có được giữa chúng.
1
Giống như đối tượng, các agent cũng có định danh, trạng thái và hành vi
nhưng những khái niệm này được mô tả một cách tinh tế hơn:
Trạng thái có thể bao gồm tri thức, lòng tin, đích cần phải thoả mãn, các
trách nhiệm được gán cho từng agent;
Hành vi là những vai trò mà agent có thể đảm nhiệm, những công việc cần
phải tiến hành, các sự kiện cần phải được quan sát...
Công nghệ phần mềm hướng agent đã thu hút nhiều quan tâm nghiên cứu vì nó
được xem là cách tiếp cận tiến hoá từ công nghệ phần mềm hướng đối tượng và
công nghệ tri thức. Nó đã tỏ ra có nhiều hứa hẹn cho phát triển các hệ phần mềm
trong môi trường phân tán và mở. Thập niên 90 đã chứng kiến sự nở rộ của nhiều
ứng dụng và thử nghiệm thành công trong các lĩnh vực khác nhau như viễn thông,
quản lý không lưu, các dịch vụ trên Internet...Những năm 2000, các nghiên cứu về
agent tập trung vào xây dựng các phương pháp luận phát triển phần mềm bao gồm
xây dựng quy trình, công cụ cùng các kỹ thuật phân tích và thiết kế hệ đa agent.
Như vậy, công nghệ agent đã được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ trên
thế giới và đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, những
nghiên cứu ở trong nước về agent mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu và theo hiểu biết của
chúng tôi nghiên cứu về công nghệ phần mềm hướng agent chưa được quan tâm
nhiều.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và phát triển các hệ phần mềm đa agent,
đề tài đã tập trung xem xét quy trình phát triển và các kỹ thuật cho các bước trong
các pha phân tích và thiết kế hệ này. Thuật ngữ quy trình trong đề tài này được
hiểu là bao gồm các bước trong các pha phân tích và thiết kế phần mềm. Mặc dù
có nhiều phương pháp luận và công cụ phát triển hệ đa agent đã được xây dựng
nhưng phương pháp luận MaSE (chi tiết sẽ được trình bày trong Chương 2) đã
được lựa chọn vì hai lý do sau đây:
a. Phương pháp luận MaSE kế thừa từ phương pháp luận hướng đối tượng
và do đó sẽ dẽ dàng hơn cho những người phát triển phần mềm đã quen
thuộc với cách tiếp cận hướng đối tượng phổ biến hiện nay;
b. Phương pháp lụân này có công cụ đi kèm agentTool có thể hỗ trợ phát
triển từ phân tích, thiết kế đến sinh mã nguồn. Hơn nữa, trong khi các công
cụ khác tách biệt khâu phát triển ontology thì agentTool đã tích hợp khâu
này vào trong quá trình phát triển và do đó đã tạo điều kiện dễ dàng cho
người phát triển hơn vì không phải sử dụng các công cụ khác để phát triển
2
ontology và hơn nữa nó lại được sinh ra trong quá trình sinh mã nguồn hệ
thống.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Nghiên cứu các đặc trưng của agent và hệ đa agent; một số vấn đề cơ bản
liên quan đến phát triển hệ phần mềm agent bao gồm xây dựng ontology và
tương tác;
Nghiên cứu các bước trong phân tích và thiết kế hệ đa agent và sử dụng công
cụ agentTool trong các bước này.
Nghiên cứu áp dụng phương pháp luận MaSE trong phân tích và thiết kế hệ
dịch vụ thương mại điện tử TraNeS.
Tài liệu được tổ chức thành 2 ...