Danh mục

Đề tài: Nghiên cứu xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức, qui trình luyện tập và đánh giá sự phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm khi dạy học phần thí nghiệm Vật lí phổ thông trong chương trình đào tạo giáo viên Vật lí - Phạm Xuân Quế, Phan Kim Chung

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài: Nghiên cứu xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức, qui trình luyện tập và đánh giá sự phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm khi dạy học phần thí nghiệm Vật lí phổ thông trong chương trình đào tạo giáo viên Vật lí được thực hiện nhằm xây dựng nội dung, phương pháp, hình thành qui trình luyện tập và đánh giá sự phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí nhằm nâng cao hiệu quả quá trình luyện tập kĩ năng này khi dạy học phần Thí nghiệm Vật lí phổ thông trong chương trình đào tạo giáo viên Vật lí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức, qui trình luyện tập và đánh giá sự phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm khi dạy học phần thí nghiệm Vật lí phổ thông trong chương trình đào tạo giáo viên Vật lí - Phạm Xuân Quế, Phan Kim Chung JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 62-68 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC, QUI TRÌNH LUYỆN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM KHI DẠY HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM VẬT LÍ PHỔ THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN VẬT LÍ Phạm Xuân Quế(∗) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phạm Kim Chung Trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (∗) E-mail: quepx@hnue.edu.vn Tóm tắt. Trên cơ sở vận dụng lí luận về phát triển kĩ năng, điều tra thực tiễn về nội dung, phương pháp, hình thức, qui trình luyện tập và đánh giá sự phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở các trường Đại học Sư phạm, chúng tôi xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức, qui trình luyện tập và đánh giá sự phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí nhằm nâng cao hiệu quả quá trình luyện tập kĩ năng này khi dạy học phần Thí nghiệm Vật lí phổ thông trong chương trình đào tạo giáo viên Vật lí. 1. Mở đầu Nhiều kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự thành công của việc rèn luyện, phát triển kĩ năng (KN) bao gồm: nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, qui trình luyện tập, hệ thống phương tiện được sử dụng trong luyện tập phát triển KN cũng như nội dung, hình thức và qui trình kiểm tra, đánh giá việc luyện tập phát triển KN. Những số liệu điều tra thực tiễn từ một số giảng viên, giáo viên, học viên cao học và SV ngành Sư phạm Vật lí về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự thành công của việc luyện tập và phát triển Kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí (KNSDTNDHVL) do chúng tôi thực hiện cũng khẳng định điều đó [1; tr.24]. Vấn đề đặt ra là: khi dạy học phần Thí nghiệm Vật lí phổ thông (TNVLPT) trong chương trình đào tạo giáo viên Vật lí hiện nay thì việc cần xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, qui trình luyện tập phát triển cũng như nội dung, 62 Nghiên cứu xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức, qui trình luyện tập... hình thức và qui trình kiểm tra, đánh giá việc luyện tập phát triển KN này như thế nào để có thể đạt được hiệu quả cao. Các nghiên cứu về lí luận và thực tiễn dưới đây của chúng tôi nhằm đưa ra câu trả lời mang tính chất giả thuyết. Việc kiểm chứng giả thuyết này qua thực nghiệm sư phạm đang được chúng tôi tiến hành và kết quả sẽ được trình bày ở những công bố sau. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lí luận và thực tiễn Cơ sở lí luận làm nền tảng cho việc xây dựng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức luyện tập cũng như đánh giá sự phát triển KN sư phạm được dựa trên tâm lí học dạy học và dạy học chương trình hóa [2; tr.7]. Xuất phát từ cơ sở lí luận này, một trong các phương pháp dạy học được áp dụng trong việc luyện tập KN sư phạm là phương pháp dạy học vi mô, bắt nguồn từ trường Đại học Stanford, Mỹ từ những năm 60 và phát triển sang các trường Đại học khác ở Mỹ, châu Âu, Úc v.v... Sự phân tích và tinh giản hành động, KN sư phạm thành các KN sư phạm riêng biệt là cơ sở của phương pháp dạy học vi mô [2; tr.5]. Theo chúng tôi, KNSDTNDHVL thuộc KN sư phạm, là một KN phức hợp. Do đó, để rèn luyện và phát triển KN này, cần xác định các thành phần của nó sao cho khi luyện tập và đánh giá có thể xem xét một cách tương đối tách bạch các thành phần để đem lại sự chính xác và hiệu quả. Những kinh nghiệm và quan sát việc dạy học phát triển KN sư phạm nói chung hoặc KN này nói riêng trong thực tiễn đào tạo giáo viên Vật lí cho thấy có sự lúng túng và chậm tiến bộ của SV khi yêu cầu họ luyện tập ngay từ đầu việc thực hiện KN tổng quát, không xác định cấu trúc các thành phần của KN. Việc SV tự đánh giá hay việc đánh giá sự thực hiện KN như vậy từ phía SV trong nhóm hay giảng viên cũng khó, không rõ cơ sở, không minh bạch, do đó không thuyết phục. 2.2. Xây dựng nội dung luyện tập và đánh giá sự phát triển KNSDTNDHVL Mục tiêu của việc xây dựng nội dung luyện tập và đánh giá sự phát triển KNSDTNDHVL là phải xác định được các KN thành phần của KNSDTNDHVL cần phát triển ở SV. Dựa trên những lí luận về KN, chúng tôi đã nghiên cứu xác định các KN thành phần (bậc 1) của KNSDTNDHVL gồm: Kĩ năng thiết kế sử dụng thí nghiệm trong dạy học (KNTKTNDH) và Kĩ năng thực hiện sử dụng thí nghiệm trong dạy học (KNTHTNDH). Đến lượt chúng, các KN thành phần này lại bao gồm các KN thành phần bậc 2, như đã trình bày ở [1; tr. 4], nghĩa là một KN sư phạm phức hợp như KNSDTNDHVL đã được phân tích về mặt cấu trúc thành các KN 63 Phạm Xuân Quế và Phạm Kim Chung thành phần bậc 1 và bậc 2. Như vậy, nội dung luyện tập phát triển KNSDTNDHVL bao gồm việc luyện tập phát triển các KN thành phần bậc 1: KNTKTNDH và KNTHTNDH, trong đó việc luyện tập các KN thành phần bậc 1 này lại bao gồm việc luyện tập các KN thành phần bậc 2, được coi là KN thành phần đơn vị. Các nghiên cứu về mặt lí luận này cũng đã tìm thấy sự nhất trí khi phân tích các phiếu điều tra do chúng tôi tiến hành ở bốn trường đại học và một số Sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc [1; tr.24]. Do đã xây dựng được nội dung luyện tập phát triển KNSDTNDHVL như trên nên đã tạo điều kiện cho SV tự nắm được mục đích, nội dung chi tiết của việc luyện tập cũng như tiêu chí đánh giá. Ngay từ đầu họ biết rằng mình cần luyện tập KNSDTNDHVL tức là phải luyện tập hai KN thành phần: KNTKTNDH và KNTHTNDH, chúng lại bao gồm h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: