Đề tài người lính trong thơ Việt Nam
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 170.97 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài, vốn được xem như một mảnh đất mời gọi những người viết gieo trồng và gặt hái. Nhưng thật lạ, cũng từ đó, với tài năng tái cấu trúc thành thế giới nghệ thuật riêng của mình, nhà văn đã giúp đề tài có tầm vóc hơn. Nó không bạc màu, cũ kĩ mà xanh tươi và mênh mông như một thảo nguyên rộng lớn lôi cuốn những cây bút đi sau. Ấy mới là lúc nhà văn đã tri ân được “mảnh đất” đã làm nên tên tuổi của mình.Hào hoa và mộc mạc Trong văn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài người lính trong thơ Việt Nam Đề tài người lính trong thơ Việt Nam Đề tài, vốn được xem như một mảnh đất mời gọi những người viết gieo trồngvà gặt hái. Nhưng thật lạ, cũng từ đó, với tài năng tái cấu trúc thành thế giới nghệthuật riêng của mình, nhà văn đã giúp đề tài có tầm vóc hơn. Nó không bạc màu, cũ kĩmà xanh tươi và mênh mông như một thảo nguyên rộng lớn lôi cuốn những cây bút đisau. Ấy mới là lúc nhà văn đã tri ân được “mảnh đất” đã làm nên tên tuổi của mình. Hào hoa và mộc mạc Trong văn học Việt Nam hiện đại, đề tài người lính là một trường hợp khá đặcbiệt. Cho dù, từ Đề cương văn hoá Việt Nam (1943), văn học, nghệ thuật đã được địnhhướng rõ ràng với hướng đi “phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu”. Nhưng rồi, không vìthế mà hình tượng người lính đi vào văn chương một cách khiên cưỡng. Từ nhữngnăm đầu kháng chiến, chính những người lính cầm bút đã tự cảm nhận về mình bằngnhững cách riêng. Với chàng trai xuất thân từ trí thức thành thị thuở ban đầu tham giakháng chiến, họ hình dung về chính mình vẫn còn mang dáng dấp những anh hùngnghĩa sĩ trong sử sách. Nghĩa là vẫn cấu trúc nên giá trị mới bằng những chất liệu cũ: Tây tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm (Tây tiến - Quang Dũng) Với tầm vóc, khí phách của những “hùng binh”, “hổ tướng”, bản thân giấc mơ(sự phản ánh kí ức của thế hệ) cũng hào hoa và sang trọng: “Đêm mơ Hà Nội dángkiều thơm”. Trong khi, những anh nông dân thuần phác đến với kháng chiến bằng tìnhyêu hồn nhiên mộc mạc của người nhà quê hôm nào. Từ đồng cảnh, đồng cảm đếnđồng lòng: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Đồng chí (Đồng chí - Chính Hữu) Lần đầu tiên những người trai quê nước Nam có một danh xưng lạ lẫm màthiêng liêng đến thế. Hai chữ “đồng chí” trang trọng hơn những anh Giáp, anhẤt… nhưng lại bình dị, dễ gần chứ không trịch thượng như ông này, bà nọ. Bởi thế,hồi ức về quê hương của họ là những hình ảnh thực, trong giờ phút tỉnh táo trước khilâm trận: Ruộng nương anh gửi bạn than cày / Gian nhà không mặc kệ gió lung lay /Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính… (Đồng chí- Chính Hữu). Những người lính đãvượt qua cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ bằng sự hồn nhiên mà quả cảm nhưthế đó. Chỉ cần cái nắm tay rất chặt của người đồng đội trong cơn sốt rét, chỉ cần đêm“đuốc hoa” ấm tình quân dân cũng đủ tạo nên niềm lạc quan vào tương lại cách mạngtrước khi có sự ý thức và hình thành đầy đủ nhất về cảm hứng lãng mạn (cách mạng)trong văn học kháng chiến sau này. Khí phách và triết lí Kể từ sau 1948 (1), với sự ý thức cao hơn về nhiệm vụ xây dựng nền văn nghệkháng chiến, các nhà thơ đã coi đề tài người lính là một hình tượng trung tâm của thờiđại. Kể từ đây, đề tài người lính xuất hiện trong thơ ngày một phổ biến hơn nhưnghình tượng lại càng rõ nét chứ không bị mòn sáo, trùng lặp. Đi hết sự hồn nhiên hồnhậu đến trầm tư triết luận về sứ mệnh của thế hệ mình. Hình bóng quê nhà trong tâmtrí anh vệ quốc quân bình dị ngày nào được chuyển hoá thành những chàng trai trẻ“ham” cắt nghĩa về sự hi sinh tuổi thanh xuân - vật báu vô giá của một dân tộc đanghồi sinh. Hiểu rõ như thế thì làm sao mà không tiếc! Nhưng, nếu tiếc thì đâu còn cóđất nước toàn vẹn ngày mai: Thế hệ chúng con đi như gió thổi Quân phục xanh đồng sắc với chân trời Chưa kịp yêu một người con gái Lúc ngã vào lòng đất vẫn còn trai. (Đất nước hình tia chớp - Trần Mạnh Hảo) Cuộc kháng chiến càng đến hồi kết, càng gay go quyết liệt. Thay bằng lối tâmtình, lối miêu tả sự kiện, hình tượng người lính được khắc hoạ sắc cạnh và đa dạnghơn bằng một tinh thần tự hoạ, tự vấn và cũng đầy tự hào. Tinh thần bi tráng vì thếcũng được thể hiện mềm mại, trữ tình hơn. Có lẽ chất hào hoa và bình dị của nhữngngười lính chống Pháp thuở nào giờ đã xuyên thấm vào nhau mà tạo nên sự lẫm liệtấy: Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cần chi Tổ quốc Cỏ sắc mà ấm quá phải không em (Những người đi tới biển - Thanh Thảo) Lặng lẽ mà quyết liệt, anh dũng mà ham sống. Người lính đã dung hoà đượcnhững đối lập, hội tụ thành một quan niệm sống thuyết phục và lớn lao nhất. Đề tàingười lính, vốn từ một nhiệm vụ chính trị đã chuyển thành một điểm tựa chân lí đểứng chiếu với những giá trị sống mới khi bước vào cuộc sống đời thường: Anh về lại ngôi nhà mình Sau mười năm chiến tranh. Mẹ đón anh buổi bình minh nhập nhoạng, Cơn mưa đón anh buổi hừng đông chạng vạng, Mưa… Mưa… Mưa… …. Vẫn anh. Hôm qua chưa nhận một viên đạn Hôm nay nhận những lỗ thủng Anh về quê không mang súng Vũ khí lúc này Hai bàn tay. (Ngày hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc) Không trượt dài theo những âm hưởng ngợi ca đã lùi vào dĩ vãng, thơ viết vềngười lính đã biến khúc vĩ thanh tráng ca phía trước thành khúc tiền tấu cho bản đàncủa cuộc sống đời thường phía sau. Điều ấy nói lên rằng đâu phải chỉ khi cầm súngđánh giặc họ mới là những biểu tượng sống mà bản thân họ đã là một giá trị. Một giátrị thì không bao giờ sợ nhoà, sợ lẫn vào những biến tấu mới. Có lẽ vì những giá trị ấymà đề tài người lính trong thơ Việt Nam sẽ mãi còn lôi cuốn. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài người lính trong thơ Việt Nam Đề tài người lính trong thơ Việt Nam Đề tài, vốn được xem như một mảnh đất mời gọi những người viết gieo trồngvà gặt hái. Nhưng thật lạ, cũng từ đó, với tài năng tái cấu trúc thành thế giới nghệthuật riêng của mình, nhà văn đã giúp đề tài có tầm vóc hơn. Nó không bạc màu, cũ kĩmà xanh tươi và mênh mông như một thảo nguyên rộng lớn lôi cuốn những cây bút đisau. Ấy mới là lúc nhà văn đã tri ân được “mảnh đất” đã làm nên tên tuổi của mình. Hào hoa và mộc mạc Trong văn học Việt Nam hiện đại, đề tài người lính là một trường hợp khá đặcbiệt. Cho dù, từ Đề cương văn hoá Việt Nam (1943), văn học, nghệ thuật đã được địnhhướng rõ ràng với hướng đi “phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu”. Nhưng rồi, không vìthế mà hình tượng người lính đi vào văn chương một cách khiên cưỡng. Từ nhữngnăm đầu kháng chiến, chính những người lính cầm bút đã tự cảm nhận về mình bằngnhững cách riêng. Với chàng trai xuất thân từ trí thức thành thị thuở ban đầu tham giakháng chiến, họ hình dung về chính mình vẫn còn mang dáng dấp những anh hùngnghĩa sĩ trong sử sách. Nghĩa là vẫn cấu trúc nên giá trị mới bằng những chất liệu cũ: Tây tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm (Tây tiến - Quang Dũng) Với tầm vóc, khí phách của những “hùng binh”, “hổ tướng”, bản thân giấc mơ(sự phản ánh kí ức của thế hệ) cũng hào hoa và sang trọng: “Đêm mơ Hà Nội dángkiều thơm”. Trong khi, những anh nông dân thuần phác đến với kháng chiến bằng tìnhyêu hồn nhiên mộc mạc của người nhà quê hôm nào. Từ đồng cảnh, đồng cảm đếnđồng lòng: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Đồng chí (Đồng chí - Chính Hữu) Lần đầu tiên những người trai quê nước Nam có một danh xưng lạ lẫm màthiêng liêng đến thế. Hai chữ “đồng chí” trang trọng hơn những anh Giáp, anhẤt… nhưng lại bình dị, dễ gần chứ không trịch thượng như ông này, bà nọ. Bởi thế,hồi ức về quê hương của họ là những hình ảnh thực, trong giờ phút tỉnh táo trước khilâm trận: Ruộng nương anh gửi bạn than cày / Gian nhà không mặc kệ gió lung lay /Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính… (Đồng chí- Chính Hữu). Những người lính đãvượt qua cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ bằng sự hồn nhiên mà quả cảm nhưthế đó. Chỉ cần cái nắm tay rất chặt của người đồng đội trong cơn sốt rét, chỉ cần đêm“đuốc hoa” ấm tình quân dân cũng đủ tạo nên niềm lạc quan vào tương lại cách mạngtrước khi có sự ý thức và hình thành đầy đủ nhất về cảm hứng lãng mạn (cách mạng)trong văn học kháng chiến sau này. Khí phách và triết lí Kể từ sau 1948 (1), với sự ý thức cao hơn về nhiệm vụ xây dựng nền văn nghệkháng chiến, các nhà thơ đã coi đề tài người lính là một hình tượng trung tâm của thờiđại. Kể từ đây, đề tài người lính xuất hiện trong thơ ngày một phổ biến hơn nhưnghình tượng lại càng rõ nét chứ không bị mòn sáo, trùng lặp. Đi hết sự hồn nhiên hồnhậu đến trầm tư triết luận về sứ mệnh của thế hệ mình. Hình bóng quê nhà trong tâmtrí anh vệ quốc quân bình dị ngày nào được chuyển hoá thành những chàng trai trẻ“ham” cắt nghĩa về sự hi sinh tuổi thanh xuân - vật báu vô giá của một dân tộc đanghồi sinh. Hiểu rõ như thế thì làm sao mà không tiếc! Nhưng, nếu tiếc thì đâu còn cóđất nước toàn vẹn ngày mai: Thế hệ chúng con đi như gió thổi Quân phục xanh đồng sắc với chân trời Chưa kịp yêu một người con gái Lúc ngã vào lòng đất vẫn còn trai. (Đất nước hình tia chớp - Trần Mạnh Hảo) Cuộc kháng chiến càng đến hồi kết, càng gay go quyết liệt. Thay bằng lối tâmtình, lối miêu tả sự kiện, hình tượng người lính được khắc hoạ sắc cạnh và đa dạnghơn bằng một tinh thần tự hoạ, tự vấn và cũng đầy tự hào. Tinh thần bi tráng vì thếcũng được thể hiện mềm mại, trữ tình hơn. Có lẽ chất hào hoa và bình dị của nhữngngười lính chống Pháp thuở nào giờ đã xuyên thấm vào nhau mà tạo nên sự lẫm liệtấy: Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cần chi Tổ quốc Cỏ sắc mà ấm quá phải không em (Những người đi tới biển - Thanh Thảo) Lặng lẽ mà quyết liệt, anh dũng mà ham sống. Người lính đã dung hoà đượcnhững đối lập, hội tụ thành một quan niệm sống thuyết phục và lớn lao nhất. Đề tàingười lính, vốn từ một nhiệm vụ chính trị đã chuyển thành một điểm tựa chân lí đểứng chiếu với những giá trị sống mới khi bước vào cuộc sống đời thường: Anh về lại ngôi nhà mình Sau mười năm chiến tranh. Mẹ đón anh buổi bình minh nhập nhoạng, Cơn mưa đón anh buổi hừng đông chạng vạng, Mưa… Mưa… Mưa… …. Vẫn anh. Hôm qua chưa nhận một viên đạn Hôm nay nhận những lỗ thủng Anh về quê không mang súng Vũ khí lúc này Hai bàn tay. (Ngày hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc) Không trượt dài theo những âm hưởng ngợi ca đã lùi vào dĩ vãng, thơ viết vềngười lính đã biến khúc vĩ thanh tráng ca phía trước thành khúc tiền tấu cho bản đàncủa cuộc sống đời thường phía sau. Điều ấy nói lên rằng đâu phải chỉ khi cầm súngđánh giặc họ mới là những biểu tượng sống mà bản thân họ đã là một giá trị. Một giátrị thì không bao giờ sợ nhoà, sợ lẫn vào những biến tấu mới. Có lẽ vì những giá trị ấymà đề tài người lính trong thơ Việt Nam sẽ mãi còn lôi cuốn. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ôn thi đại học môn văn nghị luận văn 12 phân tích văn học giảng văn 12 văn mẫu lớp 12Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 790 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 310 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 161 2 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 74 0 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 62 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 60 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 53 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 49 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 44 0 0 -
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống
4 trang 42 0 0