Danh mục

Đề tài: PHÁP LUẬT VỚI VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.28 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng vai trò quan trọng của pháp luật với việc bảo đảm và thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay, thể hiện ở chức năng hướng dẫn thực hiện dân chủ, điều chỉnh và bổ sung các giá trị mới, định hướng nhận thức về quyền và nghĩa vụ, đồng thời góp phần cải tạo tâm lý tiểu nông, các luật tục và thói quen lạc hậu cũng như đấu tranh khắc phục tệ quan liêu, gia trưởng của một bộ phận cán bộ ở cơ sở. Từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài:" PHÁP LUẬT VỚI VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY " Nghiên cứu triết họcĐề tài: PHÁP LUẬT VỚI VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY PHÁP LUẬT VỚI VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN VIỆTNAM HIỆN NAYLÊ XUÂN HUY (*)Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng vai trò quan trọng của phápluật với việc bảo đảm và thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiệnnay, thể hiện ở chức năng hướng dẫn thực hiện dân chủ, điều chỉnhvà bổ sung các giá trị mới, định hướng nhận thức về quyền và nghĩavụ, đồng thời góp phần cải tạo tâm lý tiểu nông, các luật tục và thóiquen lạc hậu cũng như đấu tranh khắc phục tệ quan liêu, gia trưởngcủa một bộ phận cán bộ ở cơ sở. Từ đó, bài viết khẳng định sự cầnthiết phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật của cánbộ và nhân dân ở nông thôn nước ta.Pháp luật, một hình thái ý thức xã hội, là căn cứ để đảm bảo tínhcông bằng của một xã hội nhất định, điều chỉnh hành vi, lối ứng xửcủa con người theo những quy tắc được áp dụng chung cho cả cộngđồng. Do vậy, có thể nói, pháp luật là cái có vai trò quan trọng trongmọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội nói chung, trong quátrình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay nói riêng. Bàiviết này chỉ giới hạn ở việc phân tích vai trò của pháp luật đối vớivấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam trong công cuộc đổimới đất nước.1. Pháp luật là sự cụ thể hoá Hiến pháp; nó điều chỉnh, hướng dẫnviệc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay . Như đã biết,pháp luật ra đời cùng với nhà nước, nhằm thực hiện quyền lực côngcộng của nhà nước; nó là sự phản ánh đời sống pháp luật của conngười, là một trong những công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xãhội của con người. Pháp luật vừa là đối tượng nhận thức, vừa là sảnphẩm hoạt động sáng tạo của tư duy chính trị phản ánh, khái quátthực tiễn. Vậy, pháp luật ra đời và phát triển thông qua hoạt độngsáng tạo của ý thức con người. Pháp luật là sự thể hiện những nhậnthức về các hiện tượng pháp lý tồn tại trong đời sống xã hội, từ đóđưa ra những lối ứng xử chung cho các chủ thể (cá nhân, cộng đồngngười, tổ chức chính trị xã hội…). Với tính cách đó, pháp luật đóngvai trò quan trọng trong việc thực hiện và bảo đảm dân chủ – mộthình thức tổ chức, thiết chế chính trị của xã hội dựa trên sự thừanhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắcbình đẳng và tự do. Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức vàhoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định(1). Dânchủ là kết quả của quá trình nhận thức, là tất yếu của tiến bộ xã hội;nó được đảm bảo một cách chắc chắn bằng hệ thống pháp luật tiếnbộ. Dân chủ là một giá trị chung của nhân loại, là ước mơ từ ngànxưa của loài người, là mục tiêu và phương châm hành động của cácdân tộc. Còn pháp luật luôn là công cụ hữu hiệu nhất để điều chỉnhcác quan hệ xã hội, đảm bảo cho quyền dân chủ của người dân đượcthực hiện. Không thể có dân chủ chung chung, trừu tượng; dân chủlà cụ thể, là quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của con người theoquy định của pháp luật. Chính vì vậy, quyền dân chủ, quyền lợi vànghĩa vụ của người dân cũng không thể chung chung, mà nó phảiđược thể chế hoá bằng pháp luật và được hiện thực hoá trong đờisống xã hội. Tất cả quá trình hiện thực hoá, dân chủ hoá được phảnánh sâu sắc qua ý thức xã hội, trong đó pháp luật có vị trí, vai tròquan trọng. Nó vừa là tiêu chí, vừa là “quan toà” để đảm bảo quyềndân chủ của nhân dân được thực hiện. Đối với người nông dân nướcta hiện nay, việc khơi dậy và phát huy quyền dân chủ của họ khôngchỉ thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, mà còn nhất thiết và cần phải được cụ thể hoá bằng hệ thốngpháp luật xã hội chủ nghĩa.Bản chất, thái độ, tình cảm, đạo đức của người nông dân Việt Namvốn dĩ thuần hậu, chất phác. Họ sinh sống ở nông thôn và luôn chịuảnh hưởng của tâm lý tiểu nông, những lệ làng, luật tục…; chưa cóthói quen giải quyết các mối quan hệ xã hội theo những quy phạmpháp luật. Do vậy, việc xây dựng ý thức pháp luật cho người dân nóichung và cho nông dân nói riêng để góp phần thực hiện quyền dânchủ của họ là một yêu cầu cần thiết, cấp bách. Nói cách khác, muốnthực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay thì không thể thiếu yếutố pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho người nông dân.2. Pháp luật có vai trò quan trọng đối với việc điều chỉnh, bổ sung,hoàn thiện các giá trị mới trong quá trình thực hiện dân chủ hiệnnay ở nông thôn nước ta. Muốn thực hiện và phát huy dân chủ ở cơsở phải xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đời sống xã hội.Nghĩa là, quá trình đó phải gắn liền với việc nâng cao dân trí, sựhiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của nhân dân.Đảng ta đã nhấn mạnh rằng, điều quan trọng để phát huy dân chủ làphải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chếxã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật củanhân d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: