Danh mục

Đề tài: Phát triển Hệ thống quản lý khối lượng giảng dạy

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 317.50 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong mảng giảng dạy, hiện nay mỗi năm trường có hàng nghìn sinh viên, vớinhiều loại hình đào tạo khác nhau như: đào tạo đại học, sau đại học; đào tạo caođẳng, tại chức; đào tạo tập trung tại trường, đào tạo tại các trạm liên kết. Ngoài ra,với hàng chục Khoa/Viện, trường cũng có hàng chục chuyên ngành đào tạo khácnhau, với các chương trình khung khác nhau, và số các môn học cần quản lý cũnglên đến con số hàng trăm....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Phát triển Hệ thống quản lý khối lượng giảng dạy Tài liệu phát triển hệ thống quản lý khối lượng giảng dạy cho các Khoa/Viện của trường ĐHBK Hà nội1. Giới thiệu đề tài a. Tổng quan Trường ĐHBK Hà nội là một trường ĐH quy mô lớn, có bề dầy lịch sử hơn 50 năm. Có 2 nhiệm vụ trọng tâm mà trường cần phải thực hiện là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trong mảng giảng dạy, hiện nay mỗi năm trường có hàng nghìn sinh viên, với nhiều loại hình đào tạo khác nhau như: đào tạo đại học, sau đại học; đào tạo cao đẳng, tại chức; đào tạo tập trung tại trường, đào tạo tại các trạm liên kết. Ngoài ra, với hàng chục Khoa/Viện, trường cũng có hàng chục chuyên ngành đào tạo khác nhau, với các chương trình khung khác nhau, và số các môn học cần quản lý cũng lên đến con số hàng trăm. Với khối lượng giảng dạy cần quản lý lớn như vậy, nhưng hiện nay đa số các giai đoạn và các nghiệp vụ quản lý vẫn được làm thủ công, với trách nhiệm tập trung chủ yếu vào Phòng Đào tạo của trường, và phân chia một phần cho các Giáo vụ của các Khoa/Viện. Thực trạng này đang dẫn đến khá nhiều vấn đề trong việc quản lý khối lượng giảng dạy nói riêng như xử lý chậm chạp, công việc chồng chéo, hay sai sót,v.v. Điều này ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo và tốc độ phát triển của trường, nên nhu cầu thay đổi phương thức quản lý trong công tác quản lý khối lượng giảng dạy đang được đặt ra rất bức thiết. b. Mục tiêu của đề tài Đề tài này ra đời trong hoàn cảnh trên, với mục tiêu xây dựng một hệ thống phần mềm giúp tự động hóa tối đa các giai đoạn và các nghiệp vụ quản lý khối lượng giảng dạy, nhằm khắc phục các hạn chế và yếu kém của hệ thống quản lý hiện tại. Đề tài “phát triển hệ thống quản lý khối lượng giảng dạy cho các Khoa/Viện của trường ĐHBK Hà nội” nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể hơn như sau: o Không chồng chéo: hệ thống mới cần rà soát và điều chỉnh lại chu trình nghiệp vụ của hệ thống cũ, sao cho loại bỏ hoàn toàn việc chồng chéo như đã xảy ra trước đây. o Chính xác: việc nhập và tính toán các khối lượng giảng dạy cần đảm bảo sự chính xác, tránh các sai sót có thể gây ra các thiệt hại cho giáo viên và nhà trường. o Xử lý nhanh chóng: việc đưa ra các báo cáo, thống kê (Thời khóa biểu, khối lượng giảng dạy,v.v) cần nhanh chóng (không quá 30 phút kể từ khi nhận được y/c) o Tìm kiếm dễ dàng: việc tra cứu, tìm kiếm các thông tin liên quan đến khối lượng giảng dạy, thời khóa biểu,v.v cần dễ dàng. Bất cứ khi nào người dùng cần tìm thông tin gì, họ sẽ biết ngay tìm ở đâu và tìm như thế nào. o Tin cậy và an toàn: hệ thống cần có sự tin cậy cao, vì thông tin về khối lượng giảng dạy liên quan sống còn đến toàn bộ hoạt động giảng dạy của nhà trường. Hệ thống cần có các biện pháp để đảm bảo nguy cơ xảy ra mất mát, sai hỏng dữ liệu là thấp nhất. Hệ thống cũng cần có độ an toàn cao, đảm bảo có các biện pháp ngăn chặn và phát hiện các truy nhập bất hợp pháp. c.2. Khảo sát và thu thập các yêu cầu a. Thực trạng của hệ thống hiện tại Chu trình quản lý KLGD hiện nay gồm các bước như sau: Bước 1: Công việc này bắt đầu từ việc xây dựng các Khung chuyên ngành, là - danh sách các môn cần học và số trình quy định cho từng ngành học và hệ đào tạo, do các Hội đồng Khoa học các Khoa có trách nhiệm đề xuất, và Ban giám hiệu nhà trường sẽ quyết định thông qua. Bước 2: Từ Khung chuyên ngành và Danh sách các lớp của từng Khoa, cùng với - Danh sách các phòng học của Trường, phòng Đào tạo của Trường sẽ lên các Thời Khóa Biểu cho từng năm học cho từng lớp. Bước 3: Thời Khóa Biểu này sau đó sẽ được gửi về cho từng Khoa, và giáo vụ - Khoa sẽ có nhiệm vụ phân công từng môn học cho các giáo viên trong Khoa. Với những Khoa lớn có nhiều Bộ môn, thì giáo vụ Khoa sẽ chuyển Thời Khóa Biểu cho từng Bộ môn, và trưởng Bộ môn sẽ có nhiệm vụ phân công môn học cho các giáo viên trong Bộ môn mình. Bước 4: Sau đó bảng phân công giảng dạy chi tiết sẽ được Bộ môn gửi lên giáo - vụ Khoa tổng hợp để theo dõi quản lý, rồi sau đó cũng gửi lên cho phòng Đào tạo để lưu và giám sát. Bước 5: Đến cuối năm học, mỗi giáo viên sẽ thống kê các khối lượng giảng - dạy của mình rồi gửi cho giáo vụ Khoa. Giáo vụ Khoa sẽ thống kê, tổng hợp rồi tính khối lượng giảng dạy cho Bộ môn, cho Khoa. Khối lượng tổng hợp này sẽ được gửi lên phòng Đào tạo để làm thanh toán khối lượng giảng dạy cho Khoa. Thanh toán này sau đó sẽ được chuyển lại cho giáo vụ Khoa, để từ đó sẽ chuyển cho các giáo viên. b. Xác định phạm vi của đề tài Từ mô tả chu trình QL KLGD như trên, có thể thấy khối lượng công việc cần QL là rất lớn, nên dường như không khả thi nếu triển khai phát triển ngay một hệ thống bao quát toàn bộ các nghiệp vụ trên. Chính vì vậy, trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào các nhiệm vụ trong từ bước 3 đến bước 5, tức là tập trung QL KLGD trong phạm vi các Khoa/ Viện. Việc mở rộng để quản lý thêm cả hai bước 1 và 2 sẽ là mục tiêu của các đề tài trong tương lai. c. Những người sử dụng chính của hệ thống i. Giáo vụ Khoa: (gọi tắt là Giáo vụ) có thể thực hiện các việc: • Cập nhật thông tin Thời khóa biểu, • Cập nhật danh sách Bộ môn, giáo viên • Cập nhật các Hệ đào tạo • Cập nhật các Quy định tính KLGD • Phân khối lượng giảng dạy cho các Bộ môn • Phân KLGD cho giáo viên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: