Danh mục

Đề tài: Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 677.93 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài: Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn nhằm mục tiêu đưa ra một số thực trạng đang tồn tại mà ta cần phải thay đổi, đưa ra những mô hình và cơ sở lý thuyết trong quản trị sự thay đổi để từ đó vận dụng vào thực tiển để giúp UBND cấp xã quản trị sự thay đổi đạt hiệu quả nhằm xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngày càng tiến bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý, tuy nhiên tầm quan trọng của cấp xã không hề thấp chút nào. Là đội ngũ cán bộ giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sống Kinh tế - Xã hội ở cơ sở; giữ vai trò quyết định trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện mọi quyết định của cấp ủy cấp trên, cấp ủy cùng cấp và mọi chủ trương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên, cũng như mọi chương trình, kế hoạch của chính quyền xã. Tuy nhiên, đội ngũ cấp xã từ trước đến nay vẫn luôn có nhiều biến động, đó là sự thay đổi nhân sự, thay đổi vị trí làm việc do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Mà sự thay đổi nào cũng có thể dẫn đến nguy cơ tan rã, làm mất đoàn kết nếu không có kế hoạch rõ ràng, minh bạch, chủ trương đúng đắn để tạo sự đồng thuận của tổ chức. Xuất phát từ thực tế như thế và với tầm quan trọng của việc quản trị sự thay đổi nhân vì nó ảnh hưởng đến cả một hệ thống chính trị nên bản thân chọn đề tài ”Quản trị sự thay đổi nhân sự tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Lai Vung” 1.2.Mục tiêu và phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu - Đề tài sẽ đưa ra một số thực trạng đang tồn tại mà ta cần phải thay đổi. - Đưa ra những mô hình và cơ sở lý thuyết trong quản trị sự thay đổi để từ đó vận dụng vào thực tiển để giúp UBND cấp xã quản trị sự thay đổi đạt hiệu quả nhằm xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngày càng tiến bộ. Đối tượng nghiên cứu là tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lai Vung. HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 1 Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân 1.3. Giá trị đề tài Đề tài tiểu luận sẽ giúp lãnh đạo huyện và xã, thị trấn có cách phân tích, đánh giá chính xác thực trạng tồn tại ở UBND cấp xã. Qua đó, nhận biết được tính cấp thiết của sự thay đổi. Đề xuất một số giải pháp cho tiến trình quản trị sự thay đổi; Để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ theo từng vị trí đúng với trình độ chuyên môn, ngày càng chuyên môn hóa theo chiều sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ công tại cấp cơ sở. 1.4. Bố cục của đề tài Bố cục của đề tài gồm có 5 chương. Trong đó, Chương 1 giới thiệu về lý do chọn đề tài; phạm vi, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu; Chương 2: Đưa ra cơ sở lý thuyết về quản trị sự thay đổi, Chương 3. Chương 4:. Chương 5 : kết luận. ----------oOo---------- HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 2 Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI 2.1. Sự thay đổi và Quản trị sự thay đổi: 2.1.1 Khái niệm: Thay đổi là hiện tượng biến đổi của sự vật, sự việc “làm cho khác đi hay trở nên khác đi”, thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng, hành vi, thói quen, hành động và . Sự thay đổi là quá trình liên tục theo thời gian, rộng lớn về không gian, phức tạp về nội dung. Sự thay đổi tồn tại khách quan, chưa được thử nghiệm và khó quản trị. Nhiều nhà quản trị cho rằng, không có gì tồn tại vĩnh viễn trừ sự thay đổi. Các mức độ của sự thay đổi bao gồm mức độ cải tiến (improvement), mức độ đổi mới (Innovation), mức độ cách mạng (Revolution), mức độ cải cách (Reform). Quản trị sự thay đổi (Changes Management): là sự định hướng xây dựng và chia sẽ tầm nhìn về sự thay đổi của tổ chức, lựa chọn những việc cần thay đổi và xác định chiến lược để thay đổi bao gồm : Định hướng tổ chức bằng chiến lược, tầm nhìn và những bến bờ cụ thể; dẫn dắt tổ chức vượt qua những khó khăn thách thức; trao cho cấp dưới quyền hạn, nhiệm vụ rõ ràng những đầu việc có tính mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Tạo môi trường tin cậy và hiệp tác. Đánh giá đúng mọi quá trình và quản trị sự thay đổi trong nội bộ theo hướng thích nhi tích cực. Như vậy, quản trị sự thay đổi được hiểu là một tập hợp toàn diện các quá trình từ việc ra quyết định, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát, điều chỉnh, củng cố quá trình thay đổi trong mọi hoạt động của tổ chức. Bản chất của quản trị sự thay đổi là làm tốt hơn, mới hơn một hoạt động của tổ chức, con người. Thay đổi chính là làm phá vở những thông lệ thường ngày đang kìm hãm sự phát triển, thay vào đó là cái mới thúc đẩy sự phát triển. HVTH : Lê Văn Trung Trực Trang 3 Quản trị sự thay đổi tại UBND cấp xã, thị trấn GVHD: PGS, TS Đào Duy Huân Khi có sự thay đổi xuất hiện, thì chúng ta phải tìm cách đối phó với chúng, phải vượt qua được sự thay đổi đó, thì mới có thể trở về trạng thái bình thường. Vì vậy, quản trị sự thay đổi có tính tích cực; tính giúp tổ chức phát triển bền vững; tính giúp phát triển năng lực lãnh đạo; tính giúp phát triển được kỹ năng làm việc của nhân viên. 2.1.2 Nội dung cốt lõi quản trị sự thay đổi Nội dung cốt lõi quản trị sự thay đổi bao gồm : Xác định nhu cầu của sự thay đổi; Lập kế hoạch sự thay đổi; Thực hiện sự thay đổi; Quản trị đối phó với “lực cản” khi thực hiện sự thay đổi; Giám sát, điều chỉnh và củng cố sự thay đổi. Xác định nhu cầu của sự thay đổi: tìm hiểu và nhận thức, dự báo vấn đề cần thay đổi là điểm bắt đầu của lập kế hoạch thay đổi. Trong bất kỳ tổ chức nào qua thời gian luôn có vấn đề cần thay đổi, vấn đề cần thay đổi có thể xuất hiện ở ngắn hay dài. Lập kế hoạch sự thay đổi: Để lập kế hoạch thay đổi, nhà quản trị phải phân tích, dự báo các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi, trên cơ sở đó xác định mục tiêu của sự thay đổi, thời gian và cách thức thực hiện thay đổi, phương thức đánh giá kết quả thay đổi, điều chỉnh củng cố chúng. Thực hiện sự thay đổi: Nghĩa là tổ chức thực hiện kế hoạch thay đổi mà tổ chức đã vạch ra bao gồm các hoạt động cần thực hiện sự thay đổi, quy mô của sự thay đổi, lãnh đạo sự thay đổi, tổ chức thực hiện sự thay đổi bao gồm : thay đổi chiến lược-tầm nhìn-sứ mạng; thay ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: