Danh mục

Đề tài Rèn luyện năng lực giải toán tiếp tuyến với đồ thị (C) y = f(x) cho học sinh THPT theo định hướng TDST

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thế giới ngày nay đang thay đổi theo một tốc độ luỹ thừa, nhằm đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng đó trong khoa học, công nghệ, truyền thông. Chúng ta không những dựa trên các giải pháp của quá khứ, mà còn phải tin tưởng vào những quá trình giải quyết các vấn đề mới. Điều này không chỉ hàm ý nói đến những kỹ thuật mới mà còn nói đến mục tiêu giáo dục. Mục tiêu của giáo dục phải là phát triển một xã hội trong đó con người có thể sống thoải mái với sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài "Rèn luyện năng lực giải toán tiếp tuyến với đồ thị (C) y = f(x) cho học sinh THPT theo định hướng TDST" ĐỀ TÀIRèn luyện năng lực giải toán tiếp tuyến vớiđồ thị (C) y = f(x) cho học sinh THPT theo định hướng TDST Giáo viên hướng dẫn : S inh viên thực hiện : 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Thế giới ngày nay đang thay đổi theo một tốc độ luỹ thừa, nhằm đáp ứng đượcnhững thay đổi nhanh chóng đó trong khoa học, công nghệ, truyền thông. Chúng takhông những dựa trên các giải pháp của quá khứ, mà còn phải tin tưởng vào những quátrình giải quyết các vấn đề mới. Điều này không chỉ hàm ý nói đến những kỹ thuật mới mà còn nói đến mục tiêugiáo dục. Mục tiêu của giáo dục phải là phát triển một xã hội trong đó con người cóthể sống thoải mái với sự thay đổi hơn là sự xơ cứng. Vì thế bắt buộc bản thân các nhàgiáo dục phải vừa giữ gìn, lưu truyền tri thức và các giá trị của quá khứ vừa chuẩn bịcho một tương lai mà ta chưa biết rõ. Toán học có liên quan chặt chẽ với thực tế và có ứng dụng rộng rãi trong nhiềulĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội hiện đại, nóthúc đẩy mạnh mẽ các quá trình tự động hoá sản xuất, trở thành công cụ thiết yếu chomọi ngành khoa học và được coi là chìa khoá của sự phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu xã hội đối với sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ,từ những đặc điểm của nội dung mới và từ bản chất của quá trình học tập buộc chúngta phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng bồi dưỡng TDST cho học sinh. Việc học tập tự giác tích cực, chủ động và sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có ýthức về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực trong thúc đẩy bản thân họ tư duyđể đạt được mục tiêu đó. Trong việc rèn luyện TDST cho học sinh ở trường phổ thông, môn Toán đóngvai trò rất quan trọng. Bởi vì, Toán học có một vai trò to lớn trong sự phát triển củacác ngành khoa học và kỹ thuật; Toán học có liên quan chặt chẽ và có ứng dụng rộngrãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống 2xã hội hiện đại; Toán học còn là một công cụ để học tập và nghiên cứu các môn họckhác. Vấn đề bồi dưỡng TDST cho học sinh đã được nhiều tác giả trong và ngoài nướcquan tâm nghiên cứu. Với tác phẩm Sáng tạo toán học nổi tiếng, nhà toán học kiêmtâm lý học G.Polya đã nghiên cứu bản chất của quá trình giải toán, quá trình sáng tạotoán học.. ở nước ta, các tác giả Hoàng Chúng, Nguyễn Cảnh Toàn, Phạm Văn Hoàn,Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Tôn Thân, Phạm Gia Đức,… đã có nhiều côngtrình giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn việc phát triển TDST cho họcsinh. Như vậy, việc bồi dưỡng và phát triển TDST trong hoạt động dạy học toán đượcrất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Việc bồi dưỡng TDST thông qua dạy giải các bàitập về vấn đề tiếp tuyến với đồ thị hàm số ở trường THPT cũng là một chủ điểm cầnkhai thác và đi sâu vào nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu của tiểuluận này là: Rèn luyện năng lực giải toán tiếp tuyến với đồ thị (C) y = f(x) cho họcsinh THPT theo định hướng TDST.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của tiểu luận này là rèn năng lực giải toán tiếp tuyến với đồthị (C) y = f(x) cho học THPT theo định hướng TDST thông qua bài giải các bài toáncụ thể.3. Giả thuyết khoa học Nếu quan tâm đúng mức và tiến hành hợp lí việc khái thác, tập luyện cho học sinhTHPT các dạng toán liên quan đến phương trình tiếp tuyến với đồ thị (C) thì sẽ pháttriển được ở họ khả năng TDST, góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở trườngTHPT. 34. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Làm sáng tỏ khái niệm TDST 4.2. Xác định các vấn đề đã đề xuất nhằm rèn luyện TDST cho học sinh 4.3. Xây dựng và khai thác hệ thống bài tập phương trình tiếp tuyến với đồ thị phù hợp với sự phát triển TDST cho học sinh5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lí luận: - Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học môn toán, lý luận dạy học môn toán - Các sách báo, các bài viết về khoa học toán phục vụ cho đề tài - Các công trình nghiên cứu có các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài6. Cấu trúc tiểu luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ Lục chuyên đề, Tiểuluận có hai chương: Chương 1: Những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Hệ thống hóa, tập luyện giải toán phương trình tiếp tuyến với đồ thịhàm số y  f ( x) nhằm phát triển khả năng TDST 4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1. Tư duy sáng tạo Theo nhà tâm lý học người Đức Mehlhorn cho rằng: “ T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: