Danh mục

Đề tài: Thiết kế các hoạt động dạy học Hóa học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập bộ môn

Số trang: 43      Loại file: doc      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (43 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài là phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả của việc thiết kế các hoạt động dạy học, sử dụng các dụng cụ trực quan kết hợp với công nghệ thông tin trong dạy học môn Hóa học ở cấp THPT; tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính tích cực của học sinh dưới tác dụng của các hoạt động dạy học và thiết bị trực quan;... Mời các bạn cùng tham khảo. 


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Thiết kế các hoạt động dạy học Hóa học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập bộ môn PHẦN I: MỞ ĐẦU A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ khi hình thành kiểu dạy học “thông báo”. Giáo viên quan tâm trước  hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung  qui định trong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh  trong lớp hiểu và nhớ những lời thầy giảng. Cũng từ  đó hình thành kiểu học   thụ  động, thiên về  ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Tình trạng này ngày càng được  phổ biến, đã hạn chế đến chất lượng, hiệu quả dạy học không đáp ứng được  yêu cầu của xã hội. Để  khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy  tính cực chủ động học tập của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự  chỉ đạo của giáo viên, người học phải tích cực chủ động chính mình không ai   có thể làm thay cho mình được. Tư  tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực chủ  động của người học, xem  người học là chủ  thể  của quá trình học tập đã có từ  lâu.  Ở  thế  kỷ  XVII,   A.Kômenski đã viết “giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm,   phán đoán, phát triển nhân cách … hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo   viên làm việc ít hơn , học sinh làm việc nhiều hơn ”. Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc từ  gần 10 năm  qua  vẫn đang là tâm điểm được xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những   nhiệm vụ  cơ  bản của đội ngũ nhà giáo không ngừng cải tiến phương pháp  giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ  động và   sáng tạo. Việc học hiện nay không chỉ thu nhận kiến thức từ tiết học mà các  em cần học cách chiếm lĩnh tri thức   để  có thể  đạt yêu cầu của thời đại.  Chính vì điều đó mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy biết thiết kế  các   hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ  thể  phù hợp với từng đối tượng của  học sinh nhằm khơi dậy   niềm say mê sáng tạo và khả  năng khám phá thế  giới xung quanh. Trang   1 Nhiệm vụ cơ bản của việc giảng dạy môn Hóa học cũng như các môn  học khác trong nhà trường phổ thông là đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến   thức được truyền thụ, làm cho học sinh hiểu đúng bản chất của kiến thức ấy,  gắn được chúng với những điều đã tiếp thu từ  trước và vận dụng vào thực   tiễn. Trong các năm gần đây Bộ  Giáo Dục – Đào tạo đã và đang từng bước   tiến hành thay sách trong cả nước ở  lớp 10, 11 và lớp 12. Sự đổi mới chương   trình sách giáo khoa bắt buộc thay đổi cả  phương pháp truyền thụ  kiến thức   của giáo viên lẫn phương pháp học tập của học sinh. Từng bước áp dụng các   phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm  bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Hóa học đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục cũng như trong sản   xuất. Xuất phát từ  mục tiêu đào tạo của nhà trường và phát triển con người   toàn diện theo yêu cầu của xã hội. Trong những năm gần đây, giáo dục được  coi là ngành then chốt trong chiến lược đào tạo thế hệ trẻ  góp phần làm cho   dân giàu, nước mạnh dân chủ  và văn minh. Ta có thể  khẳng định rằng môn  hóa học  ở  trường phổ  thông nói chung và phương pháp hình thành kỹ  năng  thiết kế một bài dạy hóa học vừa chú ý rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hóa học và  phát huy được tính tích cực học tập của học sinh…Trong phương pháp dạy  học Hóa học  ở  trường THPT  ở  mọi lĩnh vực để  thực hiện đúng kỹ  năng tự  chiếm  lĩnh tri  thức.  Học sinh phải trau dồi kiến thức  và phải nắm vững   phương pháp, thuật ngữ Hóa học. Do sự  phát triển như  vũ bão của khoa học kỹ  thuật, đặc biệt là công   nghệ  thông tin trên toàn thế  giới chúng ta cần nhìn thẳng vào những vấn đề  tồn tại của ngành giáo dục làm thế  nào đưa ngành giáo dục nước nhà tiến   nhanh và đuổi kịp với các nước trên thế giới. Để dạy tốt bộ môn Hóa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng  dạy trong nhà trường, theo tôi ngoài việc chú tâm xây dựng đầu tư chuyên sâu  vào nội dung kiến thức cần truyền tải đến học sinh thì việc đầu tư  cho một  Trang   2 tiết dạy trên lớp đạt hiệu quả cao không phải là một sớm một chiều, nhất là   đối với các em học sinh đang ở độ tuổi mới lớn tư tưởng và tâm sinh lí bị ảnh  hưởng rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài xã hội do vậy cần nhanh chóng tạo  sự hứng thú cho các em trong học tập nói chung và môn Hoá nói riêng là việc   làm cấp bách và cần thiết ngay từ lúc các em bước vào THPT. Xuất phát từ  những vấn đề  trên trong giảng dạy nói chung và giảng  dạy Hóa học nói riêng tôi đã tìm tòi phương pháp giúp học sinh học tập tốt.   Một trong các phương pháp đó là  “Thiết kế  các hoạt động dạy học Hóa   học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập bộ môn” B. CỞ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN Việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình thay sách giáo khoa  hiện nay là:  Đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới cách soạn bài. Đổi mới trong từng bài giảng. Đổi mới cách đánh giá. Khi viết mục tiêu bài học, giáo viên phải hình dung rõ là sau khi học  xong bài đó, học sinh của mình có được kiến thức, kỹ năng, trình độ gì? Mức  độ  như  thế  nào? Thay đổi thói quen suy nghĩ tập trung vào những điều giáo  viên phải đạt được sau khi học xong bài đó. Theo hướng phát huy vai trò chủ thể tích cực chủ động của người học   thì mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thông  qua các hoạt động học tập tích cực phải đạt những mục tiêu ấy. Giáo viên là  người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp học sinh nắm được kiến của bài  học. Việc giảng dạy hóa học trong nhà trường phổ thông không nhằm trang  bị  cho học sinh những kiến thức mà còn phát huy  ở  các em tư  duy sáng tạo,   hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo: Quan sát, nghiên cứu, chứng minh các  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: