Danh mục

Đề Tài: Thiết kế lưới điện khu vực

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 807.98 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang phát triển mạnh mẽ đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, đặt ra những yêu cầu bức thiết về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Trong đó ngành điện là ngành hạ tầng cơ sở được ưu tiên phát triển trước hết vì điện năng là không thể thiếu được trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Để phát triển kinh tế thì ngành điện phải phát triển trước một bước. Cùng với đó có những yêu cầu đặt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề Tài: Thiết kế lưới điện khu vực Luận văn Đề Tài: Thiết kế lưới điện khu vực Đồ án tốt nghiệp Thiết kế lưới điện khu vực LỜI NÓI ĐẦU Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang phát triển mạnh mẽ đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, đặt ra những yêu cầu bức thiết về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Trong đó ngành điện là ngành hạ tầng cơ sở được ưu tiên phát triển trước hết vì điện năng là không thể thiếu được trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Để phát triển kinh tế thì ngành điện phải phát triển trước một bước. Cùng với đó có những yêu cầu đặt ra cho ngành điện là theo kịp trình độ kỹ thuật công nghệ trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu sản lượng và chất lượng điện năng cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Trong hệ thống điện nước ta hiện nay quá trình phát triển phụ tải ngày càng nhanh nên việc quy hoạch, thiết kế mới và phát triển mạng điện đang là vấn đề cần quan tâm của ngành điện nói riêng và cả nước nói chung. Đồ án tốt nghiệp lưới điện giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học khi nghiên cứu lý thuyết vào việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và toàn diện. Đây là bước tập dượt giúp cho sinh viên những kinh nghiệm quý báu trong công việc sau này. Em rất biết ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Hệ thống điện đã giúp em có được những kiến thức cần thiết để làm đồ án. Em xin chân thành cảm ơn PGS- TS Trần Bách đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án này. Sinh viên: Trần Minh Sinh viên: Trần Minh 1 Đồ án tốt nghiệp Thiết kế lưới điện khu vực CHƯƠNG I CÁC ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN I.1. PHÂN TÍCH NGUỒN VÀ PHỤ TẢI 1. Nguồn điện: Trong thiết kế lưới điện, việc phân tích nguồn cung cấp điện rất quan trọng để nắm vững đặc điểm và số liệu của các nguồn, tạo thuận lợi cho việc tính toán. Việc quyết định sơ đồ nối dây của mạng điện cũng như định phương thức vận hành của các nhà máy điện hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí, nhiệm vụ cũng như tính chất của từng nhà máy điện. Ở đây nguồn điện là hai nhà máy nhiệt điện có các số liệu như sau: + Nhà máy nhiệt điện I: 4 x 50 MW = 200; cos ϕ = 0,85 + Nhà máy nhiệt điện II: 3 x 50 MW = 150; cos ϕ = 0,85 Hai nhà máy điện đều là nhiệt điện ngưng hơi. Loại máy phát điện dùng trong hai nhà máy là máy phát điện đồng bộ tua bin hơi có các thông số như trong bảng sau: N S (v/ P U I Loại (MVA) cosϕ X''d X'd Xd ph) (MW) (KV ) (KA ) TBФ-50-3600 3600 62,5 50 6,3 0,85 5,73 0,1336 0,1786 1,4036 Các đặc điểm chủ yếu của hai nhà máy điện: Làm việc với tua bin hơi và lò đốt nhiên liệu. Muốn làm việc phải có thời gian khởi động lò có thể không đáp ứng được nhu cầu phụ tải. Do đó công suất dự trữ phải là dự trữ nóng. Mặt khác lò có các đặc tính như sau: phụ tải kinh tế là 85% đến 90% phụ tải định mức; phụ tải ổn định > 70%; dưới 70% phải phun Sinh viên: Trần Minh 2 Đồ án tốt nghiệp Thiết kế lưới điện khu vực thêm dầu, không kinh tế; dưới 30% thì không nên chạy lò, quá tải tối đa là 15%. Do đó nếu ghép một lò một máy phát thì máy phát cũng chỉ nên nhận phụ tải độ 85% là kinh tế, công suất tối thiểu không dưới 30%, quá tải tối đa không quá 15%... Hiệu suất thấp: η = 30 - 40% Giá thành sản xuất điện năng cao. Hai nhà máy được đặt cách xa nhau và bao lấy các phụ tải điện, điều này rất có lợi cho phân phối tải. - Vì hai nhà máy đều là nhiệt điện nên có thể chủ động về nguồn nhiên liệu, do đó việc phát công suất luôn ổn định. Đây chính là ưu điểm chính của lưới. 2. Phụ tải: - Theo số liệu ban đầu đã cho thì hai nhà máy nhiệt điện trên cung cấp cho 9 phụ tải; Các phụ tải này có công suất không lớn và có Tmax = 5.500 h, điều này chứng tỏ đây là vùng công, nông nghiệp và dân cư. Mặt khác các phụ tải đều được bố trí nằm giữa hai nhà máy điện, do đó rất thuận tiện cho việc cung cấp điện. Phụ tải ở đây đều là phụ tải loại I nên không được phép mất điện, do đó khi thiết kế lưới điện cần phải đảm bảo yêu cầu cung cấp điện tin cậy cho các phụ tải. Phụ tải lớn nhất: P2 = P6 = 38 ( MW ) Phụ tải nhỏ nhất: P1 = P4 = P7 = 18 ( MW ) * Các số liệu phụ tải cơ bản: PT1 PT2 PT3 PT4 PT5 PT6 PT7 PT8 PT9 Pmax ( MW) 18 38 29 18 29 38 18 29 29 cosϕ 0.85 0.85 0.85 0.85 0.85 0.85 0.85 0.85 0.85 Sinh viên: Trần Minh 3 Đồ án tốt nghiệp Thiết kế lưới điện khu vực Yêu cầu ĐCĐA KT KT KT KT KT KT KT KT KT Yêu cầu ĐTC Tất cả các phụ tải đều được cấp điện từ hai nguồn Điện áp hạ áp: 10 KV Pmin = 50% Pmax Giá 1KWh điện năng tổn thất: 600 đ / KWh Giá tụ bù: 200.000 đ / KVar Ơ đây giả sử những số liệu trên của phụ tải là đã xét đến hệ số sử dụng của từng phụ tải và đã kể đến kế hoạch phát triển trong 10 năm. I.2. CÁC LỰA CHỌN KỸ THUẬT 1.Kết cấu lưới điện Kết cấu lưới điện được thực hiện với các yêu cầu: - Tính kinh tế: Các thiết bị được sử dụng để xây dựng lưới điện với chi phí nhỏ nhất nhưng vẫn thoả mãn c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: