Danh mục

Đề tài: Thiết kế mô hình nhà nổi cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.35 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài Thiết kế mô hình nhà nổi cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện nhằm giới thiệu về các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An nói riêng, qua đó đề xuất một mô hình nhà có khả năng nổi khi lũ về, có thể phục vụ cho người dân những nhu cầu sinh hoạt cơ bản nhất vào mùa lũ cũng như những đảm bảo tính hợp lý về mùa khô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Thiết kế mô hình nhà nổi cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ NỔI CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tác giả: Hồ Thị Minh Hà – K06A1 Nguyễn Thị Thanh Trúc Nguyễn Bảo Trân Nguyễn Hồng Hạnh Nguyễn Lê Trí GVHD: Ths.KTS. Giang Ngọc Huấn Đề tài đạt giải: - Nhì NCKH cấp trường 2010 - Ba NCKH cấp Bộ 2010 - Nhì sáng tạo Kỹ thuật VIFOTEC 2010 - Nhất Eureka 2010 - Bạc Holcim Prize liên trường 2010 1. Mục tiêu của đề tài: Ngày nay, hiện tượng trái đất nóng dần lên tác động rất nhiều đến khí hậu thế giới, gây nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt,…; mực nước biển ngày càng dâng cao hơn đe dọa cuộc sống người dân nhiều nước trên thế giới. Là một quốc gia nằm dọc theo bờ biển, Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta hằng năm đều phải chống chọi với lũ lụt. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, lũ lụt sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nữa và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân nơi đây. Như vậy, cần phải có một cách để giúp người dân không phải phập phồng lo lắng khi lũ về, khi mực nước lũ mỗi năm lại có thể cao hơn năm trước, cần phải có một cách để người dân nơi đây “sống chung với lũ”. Bài nghiên cứu gồm những nghiên cứu sơ lược về các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An nói riêng. Qua đó đề xuất một mô hình nhà có khả năng nổi khi lũ về, có thể phục vụ cho người dân những nhu cầu sinh hoạt cơ bản nhất vào mùa lũ cũng như những đảm bảo tính hợp lý về mùa khô. Người dân sẽ có thể “sống chung với lũ” và không cần lo lắng đến những nhu cầu thiết yếu của mình. Hy vọng đề tài sẽ giúp đề xuất một cách nghĩ khác về việc tổ chức cuộc sống cho người dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau. ĐT: 0933959933 9 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 - Nghiên cứu thực thế. - Phân tích và tổng hợp. 3. Đối tượng nghiên cứu: Bài nghiên cứu xoay quanh đối tượng nghiên cứu chính là Hình thức nhà nổi dành cho một khu vực dân cư cụ thể: xã Vĩnh Thạnh, Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. 4. Tóm tắt nội dung nghiên cứu: Thông qua quá trình nghiên cứu về vị trí xây dựng, phong tục lối sống của người dân Nam Bộ, cùng các phương pháp kỹ thuật hiện đại, nhóm nghiên cứu đã đưa ra cách giải quyết về quy hoạch và kiến trúc mô hình nhà nổi như sau: 4.1. Giải pháp quy hoạch: Nhóm để xuất thành lập thêm các điểm trung tâm nhỏ để đảm bảo phục vụ trong xã, đồng thời cũng là vị trí cặp nhà về vào mùa lũ. Tổ chức các vị trí trung tâm để cặp nhà mùa lũ Phương án đề xuất: tổ chức gom nhà vào mùa lũ ĐT: 0933959933 10 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Các điểm cặp sẽ là nơi sinh hoạt, họp chợ vào mùa khô và là nơi để di dời nhà về tập trung vào mùa lũ. Phương án điểm họp chợ, sinh hoạt vào mùa khô và cập nhà vào mùa lũ Phương án nhà nổi và cách thức cặp nhà vào mùa lũ 4.2. Giải pháp kiến trúc: 4.2.1. Kiến trúc nhà: Đề xuất các mô hình nhà nổi 3 gian, 3 gian 2 chái và nhà nối đọi như sau: ĐT: 0933959933 11 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Nhà 3 gian Nhà 3 gian 2 chái Nhà nối đọi Các mô hình này có hệ thống phao nổi EPS được thiết kế liên kết cụ thể giúp nhà có thể dễ dàng di chuyền theo phương đứng dọc theo 4 trụ đinh hướng khi nước lên. 4.2.2. Vật liệu đề xuất: Thông qua quá trình khảo sát và lựa chọn dựa trên giá thành và tính phù hợp với công trình, nhóm nghiên cứu đưa ra các loại vật liệu xây dựng nhà như sau: • Mái: tôn mái sandwich panel EPS ĐT: 0933959933 12 Email: trannguyen311@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 ...

Tài liệu được xem nhiều: