Danh mục

Đề tài: Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông - Lê Minh Cường, Đỗ Đức Thông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 433.26 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bản đồ tư duy là công cụ giúp học sinh phát triển ý tưởng và ghi nhớ kiến thức theo cách hiểu của mình. Đề tài: Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông sau đây sẽ trình bày khả năng thiết kế và sử dụng bản đồ tư tuy trong dạy học môn Toán nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh Trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông - Lê Minh Cường, Đỗ Đức Thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics, 2013, Vol. 58, pp. 57-64 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lê Minh Cường1 và Đỗ Đức Thông2 Khoa Sư phạm Toán - Tin, Trường Đại học Đồng Tháp, 1 2 Trường THPT Triệu Sơn 5 - Thanh Hóa E-mail: cuongpp16dthap@gmail.com, 2 anhbao2003@gmail.com 1 Tóm tắt. Bản đồ tư duy là công cụ giúp học sinh phát triển ý tưởng và ghi nhớ kiến thức theo cách hiểu của mình. Bài báo này trình bày khả năng thiết kế và sử dụng bản đồ tư tuy trong dạy học môn Toán nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh Trung học phổ thông. Từ khóa: Bản đồ tư duy, phần mềm Mind Map, dạy học môn Toán. 1. Mở đầu Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,... là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu hay mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực [1]. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ và chi tiết khắc khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một hình thức khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người. BĐTD chú trọng tới các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể sử dụng BĐTD hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì, tóm lược một cuốn sách,... cũng như giúp lập kế hoạch công tác. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vai trò của BĐTD trong dạy học BĐTD là công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô hạn của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. BĐTD có các 57 Lê Minh Cường và Đỗ Đức Thông đặc điểm chính như sau: Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm; Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành các nhánh; Các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với những nhánh có thứ bậc cao hơn; Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau. Hình 1. BĐTD về chủ đề Hàm số Ở vị trí trung tâm BĐTD là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Từ ý trung tâm hay hình ảnh trung tâm tỏa ra các nhánh chính gọi là nhánh cấp 1, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các nhánh gọi là nhánh cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Giáo viên (GV) có thể sử dụng BĐTD trong dạy kiến thức mới có liên quan tới một số kiến thức đã học trước đó hoặc có mạch kiến thức tương tự với một số bài hay nội dung kiến thức đã học. HS tự chọn hoặc GV chọn trước tên chủ đề cần nghiên cứu cho HS thiết kế BĐTD với từ khoá đó. HS vẽ tiếp các nhánh, đó là các kiến thức đã biết, kiến thức liên quan với chủ đề trên mà HS đã biết qua sách vở hoặc trong thực tế, đề xuất ý tưởng mới,... Có thể sử dụng cho các em hoạt động nhóm hoặc nghiên cứu độc lập trước khi đưa ra thảo luận nhóm. Các em suy nghĩ, tìm tòi hoặc thảo luận nhóm thông qua BĐTD sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, vạch kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm kiến thức mới. GV có thể sử dụng BĐTD giúp HS khá giỏi phát huy năng lực sáng tạo. Do BĐTD có điểm mạnh là phát triển ý tưởng nên nó là phương tiện giúp HS khá giỏi phát huy năng lực sáng tạo của mình. Đồng thời BĐTD cho phép nhìn được tổng thể mà lại chi tiết, có thể vẽ nhánh để bổ sung ý tưởng một cách nhanh nhất, vì vậy sau mỗi bài học, mỗi chủ đề, mỗi chương, GV có thể gợi ý giúp các em tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán, tìm kiếm các tính chất, công thức tổng quát hay khái quát hóa một bài toán riêng lẻ, khái quát từ cái tổng quát đến cái tổng quát hơn. Các em HS khá, giỏi có thể phát triển nhánh, đưa thêm công thức tổng quát, các bài toán hay,... vào BĐTD này và vẽ, viết với các màu sắc khác nhau. 58 Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông 2.2. Quy trình thiết kế BĐTD Trước hết GV cần cho HS làm quen, đọc hiểu BĐTD bằng cách giới thiệu cho HS một số BĐTD cùng với sự dẫn dắt của GV để các em nhận biết. Cho HS nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu một vài BĐTD do GV thiết kế sẵn phù hợp với nội dung kiến thức các em đang học hoặc đã học,... Tập đọc hiểu BĐTD, nghĩa là cho HS thuyết trình, diễn giải mạch nội dung kiến thức hoặc ý tưởng hàm chứa trong BĐTD đó. Tiếp theo HS có thể lập một BĐTD về bất kì chủ đề gì mà mình thích nhất (chẳng hạn ý tưởng giải cho một bài toán) thì các em cần chuẩn bị: giấy, bút chì (bút màu càng tốt), phấn các màu,... Quy trình thiết kế BĐTD trên giấy (bảng, bìa,...) có thể tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Chọn từ khóa trung tâm là tên của một bài học, đề toán đã được tóm tắt,... Hãy bắt đầu với một cụm từ hay một hình ảnh, hình vẽ đã chọn ở trung tâm cho to, rõ rồ ...

Tài liệu được xem nhiều: