Danh mục

Đề tài “Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam”

Số trang: 112      Loại file: doc      Dung lượng: 523.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các hoạt động kinh tế luôn có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi những hoạt động này diễn ra sẽ không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh do nhiều nguyên nhân. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, số lượng các tranh chấp trong kinh doanh ngày càng tăng với mức độ ngày càng phức tạp. Vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh là điều cần thiết để đảm bảo một môi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài “Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam”Thực trạng giải quyết tranh chấp KD - TM tại Tòa Kinh tế - TAND tỉnh Quảng Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Các hoạt động kinh tế luôn có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồntại và phát triển của xã hội. Khi những hoạt động này diễn ra sẽ không thể tránh khỏinhững mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh do nhiều nguyên nhân. Cùng với sự phát tri ểnngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, số lượng các tranh chấp trong kinhdoanh ngày càng tăng với mức độ ngày càng phức tạp. Vì vậy, việc giải quyết các tranhchấp phát sinh là điều cần thiết để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh chocác chủ thể kinh doanh. Để thực hiện chức năng kinh tế của mình, nhà nước ta đã ban hành Hệ thống quyphạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Nhà nước thông qua các cơ quanchức năng hoặc các tổ chức được pháp luật thừa nhận để giải quyết các tranh chấp,mâu thuẫn. Hiện nay, có thể nói, Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp quan trọng và phổbiến nhất ở Việt Nam. Trong hệ thống Tòa án nhân dân thì giải quyết các tranh chấpkinh doanh, thương mại thuộc chức năng của Tòa kinh tế, là một Toà chuyên trách thànhlập theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân đ ượcQuốc hội thông qua ngày 28/12/1993 và có hiệu lực ngày 01/07/1994. Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại cần được thực hiện đúngđắn, kịp thời; góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng nhưđảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia. Đây là mối quan tâmcủa nhiều người trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay. Chính từthực tiễn này, trong quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, tôi lựa chọnvấn đề “Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa Kinh tế- Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Các hoạt động kinh doanh, thương mại trong thời kỳ hội nhập quá phong phú, đadạng làm cho số lượng tranh chấp phát sinh trong hoạt động này ngày càng nhiều vàngày càng phức tạp. Nếu trước đây, các tranh chấp kinh doanh, thương mại thường làtranh chấp về mua bán hàng hóa và một phần về cung ứng dịch vụ; thì hiện nay, nhiềuloại tranh chấp mới đã phát sinh như tranh chấp về mua bán licence, nhượng quyềnthương mại, …Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, cùng với mục tiêu lợinhuận được đặt lên hàng đầu, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thu hútrất nhiều các chủ thể; và cũng chính trong mối quan hệ kinh tế này luôn tìm ẩn các nguycơ phát sinh tranh chấp nhằm tranh giành lợi ích giữa các bên tham gia. Do đó, hiện naycác vấn đề liên quan đến tranh chấp kinh doanh, thương mại được rất nhiều ngườiquan tâm, bao gồm cả các phương thức giải quyết tranh chấp khi nó phát sinh. Trước tình hình chung đó, sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong nhữngnăm trở lại đây đã kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt các mô hình doanh nghiệp vớiThực trạng giải quyết tranh chấp KD - TM tại Tòa Kinh tế - TAND tỉnh Quảng Namquy mô khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh lực kinh tế. Và điều này cũng làm cho cáctranh chấp kinh doanh, thương mại trên địa bàn Tỉnh gia tăng trong những năm v ừa quavề cả số lượng và mức độ phức tạp. Chính vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp kinhdoanh, thương mại phát sinh là yêu cầu cấp thiết đối với tỉnh Quảng Nam nói riêng vàcả nước nói chung. Ở nước ta hiện nay, Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh, thươngmại phổ biến nhất và việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại được quyđịnh trong khá nhiều văn bản pháp lý. Theo điều 29, BLTTDS thì các tranh chấp kinhdoanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án rất đa dạng, liên quan đếnnhiều lĩnh vực kinh tế; và văn bản pháp lý giải quyết các tranh chấp trên có thể là Bộluật dân sự hay Luật chuyên ngành như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doạnhnghiệp,... 3. Phạm vi nghiên cứu Tranh chấp kinh doanh, thương mại và giải quyết tranh chấp kinh doanh, thươngmại là vấn đề rộng lớn, có thể nhìn nhận đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Trongphạm vi của chuyên đề tốt nghiệp, tôi chỉ giới hạn nghiên cứu về thực trạng giải quyếttranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. 4. Mục đích nghiên cứu Thông qua chuyên đề, tôi muốn mô tả một “bức tranh” cụ thể về thực trạng cũngnhư việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thươngmại tại Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. Và với tình hình thực tiễn cùngvới những kinh nghiệm, hiểu biết có được trong quá trình thực tập, tôi xin đề xuất mộtsố giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấpkinh doanh, thương mại tại Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. 5. Bố cục của chuyên đề Chuyên đề trình bày các nội dung chính sau: ngoài phần mở đầu, kết luận và tàiliệu tham khảo, nội dung được trình bày theo 3 chương: Chương I: Pháp luật về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thươngmại tại Tòa án Chương II: Thực trạng giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tạiTòa Kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam Chương III: Giải pháp và kiến nghịThực trạng giải quyết tranh chấp KD - TM tại Tòa Kinh tế - TAND tỉnh Quảng Nam CHƯƠNG I PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN 1. Tranh chấp kinh doanh, thương mại Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là những thuật ngữ quenthuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. Khái niệm này mới đượcsử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây cùng với sự nhường ...

Tài liệu được xem nhiều: