Đề tài: Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây; nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta sang thị trường các nước; xem xét những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam
THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ
Đề tài: Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt
Nam
I. Đặt vấn đề:
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tiềm lực kinh tế hay nguồn lực là một trong những nhân tố góp phần đưa đất
nước đến sự thành công trong công cuộc CNH HĐH. Nguồn vốn để thực hiện
một phần là từ nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu. Việt Nam đang
trên con đường CNH HĐH đất nước, tuy vậy, nông nghiệp vẫn là ngành
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, cà phê là một loại nông sản
được trồng nhiều ở Việt Nam và đó cũng là một sản phẩm quan trọng trong cơ
cấu các hoạt động xuất khẩu có tầm chiến lược như: gạo, chè, cà phê và một số
nông sản khác ( hạt điều, tiêu, hồi,..). Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu
lớn thứ 2 của Việt Nam sau gạo, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của cả nước. Sự phát triển của ngành cà phê đã đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển của nền kinh tế. Nó mang lại kim nghạch xuất khẩu lớn, tạo vốn đầu
tư, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần vào quá trình
phủ xanh đất trống, đồi trọc, chuyển đổi tích cực cơ cấu cây trồng,...
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê nhưng
vẫn chưa phải là một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết, chứa đựng những yếu tố
kém bền vững chủ yếu như là xuất khẩu cà phê nhân, cà phê chế biến và
thương hiệu còn thấp, bản thân giá trị của cà phê nhân xuất khẩu cũng rất thấp,
càng xuất càng thiệt do không chú trọng đến chất lượng và tính lâu dài của sản
phẩm. Để đẩy mạnh ngành xuất khẩu cà phê và để có những bước phát triển
bền vững thì cần có những nhận định đúng đắn và những biện pháp hợp lí. Từ
những điều nêu trên, là lí do mà nhóm chúng em chọn đề tài: “Tìm hiểu thị
trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam”. Từ đó đề xuất các giải pháp
phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà
phê của Việt Nam trong giai đoạn tới.
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Tìm hiểu thị trường và giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam những năm gần
đây; nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta sang thị trường các
nước. Xem xét những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại để từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cũng như nâng cao hiệu
quả xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới.
2.2.Mục tiêu cụ thể
Thấy được vai trò quan trọng của ngành cà phê với sự phát triển đất nước.
Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của ngành.
Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam.
3.Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến
trình độ và khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu từ 2004 đến nay, chủ yếu
nghiên cứu từ năm 2009 đến nay.
Về không gian: tại Việt Nam.
4.Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn: sách, báo, internet, các bài tiểu
luận, luận văn và chuyên đề có liên quan...
+Sử dụng tổng hợp các phương pháp để phân tích như phương pháp quy nạp,
diễn giải, thống kê mô tả, phân tích biểu bảng thống kê, phương pháp phân tích
tổng hợp, phân tích so sánh...để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận.
5. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
5.1. Cơ sở lý luận.
5.1.1. Xuất khẩu là gì?
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa,dịch vụ của một quốc gia
này cho một hay nhiều quốc gia khác trên thế giới trên cơ sở dùng tiền tệ là
thước đo thanh toán,có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia
đó.Là hành vi buôn bán trao đổi phức tạp có tổ chức nhằm thúc đẩy sản xuất
phát triển,chuyển đổi cơ cấu kinh tế,ổn định nâng cao đời sống kinh tế của
nhân dân,đưa lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
5.1.2 Khái niệm giá cả.
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện tổng
hợp các quan hệ kinh tế như cungcầu hàng hóa, tích lũy và tiêu dùng trong
nước, nước ngoài,… Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các
doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh.
5.1.3 Khái niệm thị trường
Thị trường là một khu vực hoặc một vị trí (cả thực và ảo) nằm giữa người
sản xuất và người tiêu dùng và họ có sự giao tiếp với nhau, nơi mà điều kiện
cung và cầu hoạt động, làm cho hàng hóa được dịch chuyển tới vị trí yêu cầu.
5.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
a. Đối với một nền kinh tế : là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, mũi
nhọn quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn để nhập khẩu những máy móc thiết bị công nghệ
tiên tiến phục vụ công nghiệp hóa đất nước.
Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
sang công nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới,thúc
đẩy sản xuất phát triển.Là tất yếu đối với tất cả các nước đang phát triển,tạo
điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển,tạo điều kiện mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm,ổn định sản xuất,là phương tiện tạo ra vốn và thu hút
đầu tư,làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Xuất khẩu tác động tích cực đến vấn đề giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân.Sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao
động làm việc,tạo ngoại tệ nhập khẩu vật phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở lợi ích các bên,gắn liền sản
xuất trong nước và quá trình phân công lao động quốc tế.
b.Đối với doanh nghiệp :
Có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới,tăng khả năng mở rộng
thị trường và khả năng sản xuất của mình.
=> Nướ ...