Thông tin tài liệu:
Đề tài: Tìm hiểu về các hệ ghi đo trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân tìm hiểu cơ chế hoạt động của các thiết bị ghi đo bức xạ ion hóa; tìm hiểu cấu tạo, đặc tính kỹ thuật và cách vận hành các thiết bị trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân; xây dựng một số bài thí nghiệm dựa trên các dụng cụ ghi đo bức xạ ion hóa trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Tìm hiểu về các hệ ghi đo trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VAÄT LYÙ
LÝ DUY NHẤT
Ñeà taøi:
Giaùo vieân höôùng daãn:
TS. THÁI KHẮC ĐỊNH
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009
Đề tài: Tìm hiểu về các hệ ghi đo trong phòng thí nghiệm Vật Lý Hạt Nhân
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này, ngoài những nỗ lực của
bản thân, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và động viên của quí thầy cô trong
khoa Vật Lý trường ĐH Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Thái Khắc Định – thầy đã tận
tình hướng dẫn, truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích, đóng góp những kinh
nghiệm quí báu để em thực hiện khóa luận này.
Em không thể nào quên công lao của thầy Hoàng Đức Tâm cũng như các thầy cô
trong tổ bộ môn “Vật Lý Hạt Nhân”, các thầy cô đã động viên giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình và truyền cho em lòng nhiệt tình trong nghiên cứu khoa học.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã hỗ trợ về mặt tinh thần cho Nhất hoàn
thành khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Lý Duy Nhất
GVHD: TS. Thái Khắc Định Trang: 1 SVTH: Lý Duy Nhất
Đề tài: Tìm hiểu về các hệ ghi đo trong phòng thí nghiệm Vật Lý Hạt Nhân
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thí nghiệm vật lý là một phần không thể thiếu trong học tập và nghiên cứu vật lý.
Thực hành vật lý rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập, nghiên cứu và kỹ năng
thực hành vật lý, củng cố các kiến thức lý thuyết đã được học. Nó có tác dụng to lớn
trong việc rèn luyện cho sinh viên những đức tính của người làm công tác khoa học
nói chung, làm công tác vật lý nói riêng. Ngoài ra, thực hành vật lý còn giúp cho sinh
viên làm quen với việc nghiên cứu các hiện tượng vật lý trong phòng thí nghiệm, kiểm
nghiệm lại các định luật vật lý đã được học. Thông qua các bài thí nghiệm vật lý, sinh
viên bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu của bộ môn.
So với các môn học vật lý khác, “VẬT LÝ NGUYÊN TỬ VÀ HẠT NHÂN” là
môn học khó, ngoài việc học những kiến thức khô khan sinh viên cần phải được thực
hành trên những thiết bị ghi đo trong phòng thí nghiệm. Sự kết hợp giữa lý thuyết và
thực hành giúp cho sinh viên nắm được cốt lỗi trong môn học hơn, giúp cho sinh viên
phát triển tư duy và khả năng sáng tạo trong quá trình học tập. Đồng thời làm cho việc
học vật lý trở nên lý thú hơn, có hiệu quả hơn.
Nhờ sự quan tâm của quí thầy cô trong khoa vật lý và lãnh đạo trường Đại Học Sư
Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân được xây dựng và
hoàn thành vào giữa năm 2008. Do đây là phòng thí nghiệm mới được thành lập và
trên con đường hoàn thiện nên việc tìm hiểu các dụng cụ, thiết bị trong phòng thí
nghiệm là vấn đề cấp thiết.
Trước tình hình đó, em quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “TÌM
HIỂU VỀ CÁC HỆ GHI ĐO TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LÝ HẠT
NHÂN” nhằm góp một phần nhỏ vào công tác đào tạo cũng như công việc hoàn thiện
phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân của quí trường. Bên cạnh đó khóa luận tốt nghiệp
còn giúp em tự mở rộng thêm sự hiểu biết của mình sang lĩnh vực vật lý hạt nhân.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu cơ chế hoạt động của các thiết bị ghi đo bức xạ ion hóa.
Tìm hiểu cấu tạo, đặc tính kỹ thuật và cách vận hành các thiết bị trong phòng
thí nghiệm vật lý hạt nhân.
GVHD: TS. Thái Khắc Định Trang: 2 SVTH: Lý Duy Nhất
Đề tài: Tìm hiểu về các hệ ghi đo trong phòng thí nghiệm Vật Lý Hạt Nhân
Xây dựng một số bài thí nghiệm dựa trên các dụng cụ ghi đo bức xạ ion hóa
trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân.
3. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Từ mục tiêu đã đề ra, em xây dựng cấu trúc của luận văn gồm có ba phần chính:
Phần mở đầu trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu và bố cục của đề tài.
Phần nội dung chia làm ba chương:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC DỤNG CỤ CHÍNH TRONG HỆ
GHI ĐO BỨC XẠ ION HÓA
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ GHI ĐO BỨC XẠ TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LÝ HẠT NHÂN
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM DỰA TRÊN
CÁC THÍ BỊ GHI ĐO TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HẠT NHÂN
Phần kết luận đưa ra những nhận xét tổng quát về đề tài và những kiến nghị
nhằm hoàn thiện phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân.
GVHD: TS. Thái Khắc Định Trang: 3 SVTH: Lý Duy Nhất
Đề tài: Tìm hiểu về các hệ ghi đo trong phòng thí nghiệm Vật Lý Hạt Nhân
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC DỤNG CỤ CHÍNH
TRONG HỆ GHI ĐO BỨC XẠ ION HÓA
1. TƯƠNG TÁC CỦA BỨC XẠ VỚI VẬT CHẤT
Các bức xạ được khảo sát bao gồm các hạt tích điện như alpha và beta, các tia
gamma và tia X. Để hiểu được cơ sở vật lý của việc chế tạo ra các thiết bị ghi đo bức
xạ ta cần hiểu các cơ chế tương tác của bức xạ với vật chất.
Trong quá trình tương tác của bức xạ với vật chất, năng lượng của tia bức xạ được
truyền cho các electron quỹ đạo hoặc cho hạt nhân nguyên tử tùy thuộc vào loại và
năng lượng của bức xạ cũng như bản chất của môi trường hấp thụ. Các hiệu ứng chung
khi tương tác của bức xạ với vật chất là kích thích và ion hóa nguyên tử của môi
trường hấp thụ.
1.1. TƯƠNG TÁC CỦA HẠT BETA VỚI VẬT CHẤT
1.1.1. Sự ion hóa
Do hạt beta mang điện tích nên cơ chế tương tác của nó với vật chất là tương tác
tĩnh điện với các electron quỹ đạo làm kích thích và ion hóa các nguyên tử môi trường.
Trong trường hợp nguyên tử môi trường bị ion hóa, hạt beta mất một phần năng lượng
Et để đánh bật một electron quỹ đạo ra ngoài. Động năng Ek của electron bị bắn ...