Danh mục

Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tài chính Nhật Bản

Số trang: 19      Loại file: doc      Dung lượng: 663.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm cùng với đó là kết cấu dân số già cùng với đó là những khủng hoảng tài chính trong giai đoạn hiện nay, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới với giá trị GDP tính theo ngang giá sức mua tương đương khoảng 4.500 tỷ USD đứng thứ 4 trên thế giới (theo bảng xếp hạng được Ngân hàng thế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống tài chính Nhật Bản Học viện Ngân hàng Bài thảo luận:Tìm hiểu về hệ thống tài chính Nhật BảnMôn học: Tiền tệ ngân hàng – Nhóm 38 – ca 2 thứ 4 Người thực hiện: Nhóm 5 Mục lục1. Lời nói đầu2. Mô hình tổ chức hệ thống tài chính Nhật Bảna. Thành phầnb. Đặc điểmc. Thực trạngd. Ưu điểm và nhược điểm3. Phương thức luân chuyển vốn4. Bài học cho Việt Nama. Thực trạng Việt Namb. Bài học cho Việt Nam1. Lời nói đầu Nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm cùng với đó là kết cấu dân số già cùng với đó là những khủng hoảng tài chính trong giai đoạn hiện nay, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới với giá trị GDP tính theo ngang giá sức mua tương đương khoảng 4.500 tỷ USD đứng thứ 4 trên thế giới (theo bảng xếp hạng được Ngân hàng thế giới công bố 7/2013) Nhật Bản là một cường quốc kinh tế đã trải qua nhiều năm phát triển thần kỳ vào trước thập niên 90 của thế kỷ XX khiến cho cả thế giới khâm phục. Nhiều nước trong khu vực châu Á đã phấn đấu noi theo mô hình phát triển của Nhật Bản, trong đó một số nước và lãnh thổ Đông Á đã nhanh chóng trở thành con rồng kinh tế, giải quyết thành công nhiều vấn đề đời sống kinh tế, xã hội chỉ trong vòng 2-3 thập niên. Riêng với Việt Nam, hằng năm lượng vốn đầu tư vào của các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm một con số không nhỏ, tính đến tháng 6/2013, Nhật Bản có 1990 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 33 tỷ USD; bên cạnh đó, Nhật Bản hiện cũng là quốc gia cung cấp vốn ODA nhiều nhất cho Việt Nam (khoảng 24 tỷ USD), chiếm hơn 30% tổng cam kết viện trợ cho Việt Nam. Chính vì vậy, việc xem xét, nghiên cứu, tìm hiểu học hỏi những chính sách, giải pháp chiến lực mà Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng để đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như vậy đối với Việt Nam là rất cần thiết nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao và bền vững cho việc phát triển kinh tế - xã hội đồng thời nắm bắt được các nhu cầu của nền kinh tế Nhật Bản để đáp ứng các yêu cầu mà họ đề ra. Do đó chủ đề thảo luận mà nhóm lựa chọn để nghiên cứu là “Tìm hiểu về hệ thống tài chính Nhật Bản” Vì kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô chỉ bảo, góp ý để bài thảo luận của nhóm em được hoàn chỉnh hơn.2. Mô hình tổ chức (cấu trúc) của hệ thống tài chính Nhật BảnHiện nay, trên thế giới, hệ thống tài chính được phân thành hai loại: hệ thống tàichính dựa vào thị trường và hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng. Nếu như Anh,Mỹ là đại diện nổi bật cho hệ thống tài chính dựa vào thị trường thì Nhật Bản làtiêu biểu cho hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng.Hệ thống Ngân hàng chiếm 60% tổng tài sản tài chính, và so với GDP, khu vựcngân hàng lớn hơn các nước trong khối G7 trừ Anh và Pháp. Thị trường bảohiểm Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới về bảo hiểm tổng hợp.a. Thành phần- Người tiết kiệm và người đầu tư- Ngân hàng Nhật Bản và các tổ chức tài chính Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) là ngân hàng trung ương của Nhật Bản. Ngân hàng Nhật Bản phát hành và quản lý các loại tiền giấy. Ngân hàng tiến hành các chính sách tiền tệ để đảm bảo sự ổn định về giá cả nhằm duy trì một nền kinh tế không lạm phát hay giảm phát. Đồng thời cung cấp các dịch vụ thanh toán và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính.- Thị trường tài chính + Thị trường vốn , trong đó cung cấp các phương tiện để tài trợ cho nợ công và tư nhân và bán quyền sở hữu của công ty còn lại, + Thị trường tiền tệ, cung cấp cho các ngân hàng nguồn thanh khoản và cung cấp các Ngân hàng của Nhật Bản với các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ- Các cơ quan quản lý và giám sát hệ thống tài chính + Ủy ban giám sát giao dịch chứng khoán Nhật Bản (SESC): thuộc thẩm quyền của Cơ quan dịch vụ tài chính, được thành lập vào 7/1992 sau các vụ bê bối liên quan đến các công ty chứng khoán năm 1991. Không như Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ, SESC không có quyền lực để trừng phạt những người vi phạm pháp luật. + Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản (FSA): Là tổ chức Chính phủ chịu trách nhiệm giám sát các ngân hàng,thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, bảo hiểm để đảm bảo sự ổn định. Nó giám sát Ủy ban giám sát giao dịch chứng khoánb. Đặc điểm- Đặc trưng của hệ thống này là các ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong các giao dịch thực hiện trên cơ sở quan hệ giữa bên đi vay và cho vay. Mỗi doanh nghiệp thường cố gắng xây dựng sơi dây liên kết và hiểu biết lâu dài với một ngân hàng nhất định. Quyết định cấp vốn tín dụng của ngân hàng đối với một doanh nghiệp được đưa ra phụ thuộc vào việc có đầy đủ thông tin về những ưu, nhược điểm của ...

Tài liệu được xem nhiều: