Danh mục

ĐỀ TÀI TÓM TẮT VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG MƯỜI NĂM QUA

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 438.86 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thống kê quốc tế, thuật ngữ "đầu tư” được thể hiện qua chỉ tiêu “tổng tích lũy tài sản” (viết bằng tiếng Anh là "gross capital formation"). Chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính là đầu tư. Giá trị của đầu tư tính bằng giá trị tài sản cố định trên thị trường vào lúc tài sản được hoàn thành và chuyển giao cho chủ sở hữu. Trong thống kê của Việt Nam, "vốn đầu tư" được dùng để phản ánh số lượng tiền bỏ ra trong một thời hạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ TÀI " TÓM TẮT VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG MƯỜI NĂM QUA " TÓM TẮT VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG MƯỜI NĂM QUA VŨ TUẤN ANH Viện Kinh tế Việt Nam Trong thống kê quốc tế, thuật ngữ đầu tư” được thể hiện qua chỉ tiêu“tổng tích lũy tài sản” (viết bằng tiếng Anh là gross capital formation). Chỉcó tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính là đầu tư.Giá trị của đầu tư tính bằng giá trị tài sản cố định trên thị trường vào lúc tàisản được hoàn thành và chuyển giao cho chủ sở hữu. Trong thống kê của Việt Nam, vốn đầu tư được dùng để phản ánh sốlượng tiền bỏ ra trong một thời hạn nhất định (một năm, 5 năm) của cácthành phần kinh tế nhằm mục đích tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh.Trên thực tế, số tiền này không phải tất cả đều đi vào lĩnh vực sản xuất kinhdoanh, và vì vậy chỉ tiêu này không hoàn toàn trùng với tổng tích lũy tàisản. Đây là một điểm khác biệt lớn trong cách thức đo lường trị giá đầu tư ởViệt Nam so với cách đo lường thông dụng của thống kê quốc tế. Có hai chỉtiêu khác nhau được sử dụng để phản ánh số lượng đầu tư: tổng tích lũy tàisản dùng trong phân tích phân bổ GDP, còn vốn đầu tư khi phản ánh tìnhhình bỏ vốn đầu tư trên thực tế. Về mặt số lượng tổng tích lũy tài sản bằngkhoảng 65-75% so với vốn đầu tư và trong những năm gần đây tỷ lệ vốnđầu tư trở thành tài sản tích lũy có xu hướng ngày càng giảm. Đầu tư công (hay đầu tư của Nhà nước) bao gồm tất cả các khoản đầutư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiếnhành:- Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương, và phân chocác địa phương);- Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu;- Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) có mức độ ưu đãi nhất định;- Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. 11. Tăng trưởng và đầu tư Trong thời gian 2000-2009, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vớinhịp độ khá cao, tính bình quân mỗi năm GDP tăng 7,3%. Tốc độ tăng GDPhàng năm liên tục tăng lên, từ 6,8% năm 2000 lên tới 8,5% năm 2007. Doảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng GDP giảmxuống mức 6,2% năm 2008 và 5,3% năm 2009. Sự tăng trưởng kinh tế caovà liên tục trong thời gian khá dài đó chủ yếu nhờ có tỷ lệ tích lũy và đầu tưlớn. Nhìn vào số liệu tổng quát về cơ cấu phân bổ GDP, có thể thấy tỷ trọngcủa đầu tư (tổng tích lũy tài sản) trong GDP trong thời gian 5 năm 1995-2000 duy trì ở mức 27-29%, bắt đầu tăng mạnh trong 5 năm 2001-2005 (từ29,6% năm 2000 lên tới 35,6% năm 2005). Tỷ trọng này tiếp tục tăng lên vànhảy vọt trong năm 2007 (43,1%), sau đó có giảm trong thời gian khủnghoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn còn rất cao: 39,7% năm 2008 và 38,1%năm 2009 (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Tốc độ tăng GDP và tỷ lệ đầu tư so với GDP 1990-2009 10 45 9 40 8 35 7 30 6 25 5 20 4 15 3 10 2 5 1 0 0 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 19 19 19 19 19 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 Tang GDP Ty le dau tu Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê dựa trên bảng I-O năm 2005,trong giai đoạn 2000-2005 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựavào vốn (64,63%), đóng góp của lao động vào tăng trưởng là 19,25% vàđóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp TFP chỉ là 16,12%1. Có thể nhận1 Bùi Trinh (2009), Đánh giá hiệu quả đầu tư. Báo cáo chuyên đề cho Viện Kinh tế Việt Nam. ...

Tài liệu được xem nhiều: