Danh mục

Đề tài TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.34 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua 4 luận thuyết cơ bản: thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên khởi. 1. Thuyết vô thường. Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi. Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến. Với ngũ quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh, là bất động nhưng thật ra là nó luôn luôn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài " TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO" TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TRIẾT HỌC PHẬT GIÁOI. Thế giới quan Phật giáo. Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua 4luận thuyết cơ bản: thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyếtnhân duyên khởi.1. Thuyết vô thường. Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi. Luật vô thườngchi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gìlà thường trụ, bất biến. Với ngũ quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật làyên tĩnh, là bất động nhưng thật ra là nó luôn luôn ở thể động, nó chuyển biếnkhông ngừng. Sự chuyển biến ấy diễn ra dưới hai hình thức. a) Một là Sátna( Kshana ) vô thường: là một sự chuyển biến rất nhanh,trong một thời gian hết sức ngắn, ngắn hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, mộtniệm, một sự chuyển biến vừa khởi lên đã chấm dứt. Phật dùng danh từ Satnađể chỉ một khoảng thời gian hết sức ngắn. b) Hai là: Nhất kỳ vô thường. Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn. Sựvô thường thứ nhất là trạng thái chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắnngủi, thường là ta không nhận ra mà kết quả là gây ra sự vô thường thứ hai.Nhất kỳ vô thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ,chuyển sang một trạng thái mới. Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật:Thành - Trụ - Hoại - Không. Vạn vật được cấu thành, trụ một thời gian, sau đó chuyển đến diệt, thành,hoại, không. Các sinh vật đều tuân theo luật: Sinh, trụ, di, diệt. Một hành tinh, một ngôi sao có thời kỳ vũ trụ kéo dài hàng triệu năm, mộtcây có thể trụ hàng ngàn năm, một sinh vật có thể trụ được hàng trăm năm,bông hoa phù dung chỉ trụ trong một ngày - sớm nở, chiều tàn. Xung quanh tasự vật chuyển biến không ngừng. Theo luật vô thường, không phải khi sinh ra 1mới gọi là sinh, khi vạn vật diệt mới gọi là diệt mà từng phút, từng dây, từngSatna, vạn vật sống để mà chết và chết để mà sống. Sống, chết tiếp diễn liêntục với nhau bất tận như một vòng tròn. Không những thân ta chuyển biến không ngừng mà tâm ta cũng khôngngừng chuyển biến. Như dòng nước thác, như bọt bể, trong Satna này, trongtâm ta nổi lên một ý niệm thiện, chỉ trong Satna sau, trong tâm ta đã có thểkhơi lên một ý niệm ác. Tâm ta luôn luôn chuyển biến như thế Phật gọi là tâmphan duyên. Trong kinh Thủ năng Nghiệm quyển một Phật gọi cái tâm phanduyên ấy là cái tâm biết cái này, nghĩ cái khác, cái tâm vọng động do duyênvới tiền trần mà có, theo cách trần mà luôn luôn thay đổi, chuyển biến màkhông Satna nào ngừng. Không những tâm, thân ta chuyển biến mà các hình thái xã hội theo thờigian cũng chuyển biến: Xã hội công xã nguyên thuỷ --> Xã hội chiếm hữu nôlệ --> Xã hội phong kiến --> Xã hội tư bản --> Xã hội XHCN. Đó là quy luậtxã hội và cũng không phù hợp với thuyết vô thường của Đạo Phật. Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, làcơ sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những conngười tu dưỡng theo giáo lý phật. Trong thế gian có những người không biết lý vô thường của Phật, cónhững nhận thức sai lầm về sự vật là thường còn, là không thay đổi, khôngchuyển biến. Nhận thức sai lầm như thế phật giáo gọi là ảo giác hay huyễngiác. Vì nhận thức thân ta là thường còn nên nảy ra ảo giác muốn kéo dài sựsống để hưởng thụ, để thoả mãn mọi dục vọng. Khi luật vô thường tác độngđến bản thân thì sinh ra phiền não đau khổ. Ngược lại, nếu thấu lý vô thường một cách nông cạn, cho chết là hết, đờingười ngắn ngủi, phải mau mau tận hưởng những thú vui vật chất, phải sốnggấp, sống vội. Cuộc sống như thế là sống trụy lạc, sa đọa trong vũng bùn củangũ dục, sống phiền não đau khổ trước sự chuyển biến của sự vật, trước sựsinh- trụ, dị diệt, trước sự thành, trụ hoại không nó diễn ra hàng ngày. 22. Thuyết vô ngã. Từ thuyết vô thường. Phật nói sang vô ngã. Vô ngã là không có cái ta.Thực ra làm gì cũng có cái ta trường tồn, vĩnh cữu vì cái ta nó biến đổi khôngngừng, biến chuyển từng phút, từng giờ, từng Satna. Một câu hỏi được đặt ra vậy cái ta ở giây phút nào là cái ta chân thực, cái tabất biến ? Cái ta mà Phật nói trong thuyết vô ngã gồm có hai phần: Cái ta sinh tức thân. Cái ta tâm lý tức tâm. Theo kinh Trung Quốc Ahàm, cái ta sinh lý chỉ là kết hợp của bốn yếu tốcủa bốn đại là: địa , thuỷ, hoả , phong.  Địa đại là cái đặc cứng như tóc, răng, móng chân, móng tay, da , thịt, cáccơ, xương, tủy, tim gan, thận,...  Thủy đại là những chất lỏng như mật ở trong gan, máu, mồ hôi, bạchhuyết, nước mắt,...  Hoả đại là những rung động của cơ thể như hơi thở, chất hơi ở trong dạdầy, ở ruột. Những thứ đó không phải là ta, ta không phải là nhưng thứ đó, những thứđó không thuộc về ta. Cái mà ta gọi là cái ta sinh lý chỉ là một khoảng không gian giới hạn bởi sựkết hợp của da thịt, cũng như cái mà ta gọi là túp l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: