Danh mục

Đề tài: VAI TRÒ CỦA TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC NƯỚC TA

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.46 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức, cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường... đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải đào tạo được đội ngũ những công chức, những nhà khoa học, những kĩ sư, bác sĩ… giỏi về chuyên môn, có khả năng vận dụng tri thức khoa học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Để nâng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " VAI TRÒ CỦA TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC NƯỚC TA " Nghiên cứu triết học Đề tài: VAI TRÒ CỦA TƯ DUY BIỆNCHỨNG DUY VẬT ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC NƯỚC TA VAI TRÒ CỦA TƯ DUY BIỆN CHỨNG DUY VẬT ĐỐI VỚI SINH VIÊNĐẠI HỌC NƯỚC TA Hoàng Thúc Lân (*)Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức,cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thịtrường... đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nóiriêng phải đào tạo được đội ngũ những công chức, những nhà khoa học,những kĩ sư, bác sĩ… giỏi về chuyên môn, có khả năng vận dụng tri thứckhoa học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Đểnâng cao chất lượng giáo dục đại học, cụ thể là không chỉ trang bị cho sinhviên tri thức khoa học, mà cả năng lực kết hợp lý luận với thực tiễn, gắn họcvới hành, cần phải có nhiều biện pháp tích cực và đồng bộ, đặc biệt là việcbồi dưỡng cho họ năng lực tư duy biện chứng duy vật. Đây là một yêu cầubức xúc; giải quyết tốt vấn đề này sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồnnhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n ước. Ngay từkhi bước vào bậc đại học, sinh viên phải được rèn luyện và nâng cao năng lựctư duy biện chứng để việc học tập, tiếp thu và tích lũy tri thức có hiệu quả;đồng thời có khả năng nhận thức, phân tích và giải quyết các vấn đề lý luậnvà thực tiễn đặt ra.Tư duy biện chứng duy vật đòi hỏi chủ thể không chỉ phản ánh đúng nhữngmối liên hệ, sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giớikhách quan, mà còn phải nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn nhữngphương pháp, nguyên tắc của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và hoạtđộng thực tiễn. Nó có những đặc trưng cơ bản, như tính khách quan, tínhtoàn diện, tính lịch sử - cụ thể, tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn;không chỉ phản ánh trạng thái hiện tồn, mà còn dự báo xu hướng phát triểncủa sự vật, hiện tượng. Tư duy biện chứng duy vật có vai trò to lớn trongnhận thức và hoạt động thực tiễn của con người nói chung và sinh viên nóiriêng. Cụ thể là:Thứ nhất, tư duy biện chứng duy vật giúp sinh viên, một mặt, khắc phụcđược lối tư duy siêu hình, phiến diện, chiết trung, nguỵ biện; mặt khác, xemxét đánh giá vấn đề một cách toàn diện, đúng đắn. Quan điểm duy vật biệnchứng khẳng định rằng, mọi sự vật và hiện tượng đa dạng, phong phú trongthế giới khách quan luôn có mối liên hệ biện chứng, có ảnh hưởng, tác độngqua lại và nằm trong một chỉnh thể thống nhất; nhận thức chỉ đạt đến chân lýkhi nó phản ánh đúng đắn bản chất của thế giới khách quan. Bản thân c ác sựvật, hiện tượng rất phức tạp, chúng là kết quả do nhiều nguyên nhân gây ra vàvận động, biến đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau mà người ta thường chỉquan sát được kết quả cuối cùng của nó. Chính vì vậy, khi chưa được trang bịtri thức triết học Mác - Lênin thì khả năng tư duy trong quá trình học tập vànhận thức khoa học của sinh viên còn nhiều hạn chế. Họ thường gặp nhiềukhó khăn và dễ mắc sai lầm trong việc phân tích để tìm ra đâu là nguyên nhâncơ bản trong vô số những nguyên nhân tác động tới một sự vật, hiện tượng,hoặc tỏ ra lúng túng không xác định được mối quan hệ chủ yếu, bản chất củavấn đề đang nghiên cứu để tập trung giải quyết. Nói cách khác, do ít được rènluyện năng lực tư duy biện chứng, hầu hết sinh viên thường rơi vào thế thụđộng; tư duy của họ chưa đi sâu vào bản chất, cũng như các mối quan hệ củavấn đề. Trên thực tế, họ ít có khả năng nhìn nhận, đánh giá các vấn đề cảtrong học tập lẫn thực tiễn cuộc sống một cách đúng đắn, khoa học; trái lại, t ưduy của họ còn siêu hình, cứng nhắc, thường quá đề cao hoặc tuyệt đối hoálĩnh vực này, xem nhẹ lĩnh vực khác. Có một số sinh viên chỉ chú ý tới việchọc, không tham gia vào các hoạt động thực tiễn của đoàn thể, nhà trường...Tình trạng này dẫn đến chỗ kết quả giáo dục không toàn diện, năng lực nhậnthức và hoạt động thực tiễn mang tính sách vở, giáo điều, chỉ giỏi về lý thuyếtmà chưa biết vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnhđó, nhiều sinh viên còn nhận thức sai lệch về vai trò của các môn học, cộngthêm tư tưởng thực dụng; chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không có chiến lượcphát triển cho tương lai, chỉ tập trung vào các môn học chuyên ngành, khôngchú ý tới các môn hỗ trợ và các lĩnh vực khác nên xảy ra hiện tượng mù chữchức năng (nhất là tin học và ngoại ngữ) - một hiện tượng khá phổ biến hiệnnay; không ít sinh viên thờ ơ với các vấn đề chính trị, thậm chí bị kẻ xấu lợidụng, hoặc mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù.Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là do sinh viên chưa nghiêm túchọc tập, rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật của triết học Mác -Lênin. Kết quả điều tra từ 954 sinh viên của 4 trường đại học ở Hà Nội chothấy: khi chưa được trang bị tư duy biện chứng, có 50,62% số sinh viên chorằng, tư duy của họ lệ thuộc hoàn toàn vào các khoa học cụ thể; 35,53% sinhviên thừa nhận còn nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách thụ động, máy mócvà theo cảm tính; 59,74% thừa nhận tư duy của họ mới chỉ dừng lại ở trình độmô tả, liệt kê, thiếu tính hệ thống và khái quát[i]. Điều đó ảnh hưởng khôngnhỏ tới nhận thức và họạt động thực tiễn của sinh viên.Trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá đang tác động đếncác quốc gia, các mặt của đời sống xã hội, nhiều sinh viên không biết chọnlọc, tiếp thu những giá trị tích cực, đích thực từ các luồng văn hoá b ên ngoàinên đã bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn xã hội, sống buông thả, đua đòi, ănmặc lai căng; quan niệm một cách đơn giản về nhiều vấn đề hệ trọng, chẳnghạn như tình yêu, hôn nhân, việc làm, lối sống... Mặt trái của nền kinh tế thịtrường, của văn hoá ngoại lai đã làm cho một bộ phận sinh viên bị tha hoá.Họ không biết quý trọng những thành quả cách mạng mà cha ông ta phải trảiqua bao khó khă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: