Danh mục

Đề tài Văn học Việt Nam: Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu

Số trang: 159      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.20 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài Văn học Việt Nam: Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu giới thiệu tới các bạn những nội dung về một số đặc trưng của tục ngữ có liên quan đến ngữ nghĩa; tục ngữ có nhiều cách hiểu – thực trạng và nguyên nhân; tục ngữ có nhiều cách hiểu – một số đề xuất, giải pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài Văn học Việt Nam: Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH ĐẢM KHẢO SÁT MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ CÓ NHIỀU CÁCH HIỂUChuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAMMã số: 60 22 34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, mọi người đều công nhận rằng TN được sáng tạo ra nhằm mục đích tổngkết và phổ biến những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân laođộng. Những kinh nghiệm như thế ngày càng được bổ sung, bồi đắp, thêm đa dạng, phongphú theo thời gian, không gian. Và đến bây giờ, có thể nói chúng ta đã có cả một kho tàngTN - kho tàng kinh nghiệm. Đây là tài sản vô giá, tinh hoa của dân tộc từ ngàn đời truyền lạivà luôn được bồi đắp. Do đó việc bảo tồn và phát huy vốn TN là trách nhiệm của các cơquan chuyên ngành, của các nhà nghiên cứu, của mọi người. Vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu TN (cho đến nay), mặc dù đã đạt được những thành tựuđáng kể, có giá trị, nhưng thực tế đòi hỏi phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm, chuyên sâu vì cònnhiều vấn đề chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng, còn nhiều ý kiến tranh luận, thậmchí có vấn đề còn bỏ ngỏ. Chẳng hạn, vấn đề truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ; về tính dịbản; về ranh giới với thành ngữ, ca dao; đặc biệt là tính nhiều nghĩa và ngữ cảnh hành ngônphong phú, đa dạng của TN. Vấn đề tính nhiều nghĩa của một câu TN cần được tiếp tục bàn bạc, xem xét do đặctrưng của TN, có nhiều ý kiến tranh luận, không thống nhất trên các tạp chí chuyên ngành.Hơn nữa, tính nhiều nghĩa của TN cũng là vấn đề quan tâm, thích thú đối với người viếtluận văn. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài, chúng tôi nhằm một số mục đích sau: - Giúp mọi người thêm yêu quý di sản, tinh hoa của cha ông, dân tộc, trong đó cóTN. Mọi người phải luôn có ý thức gìn giữ và quý trọng vốn TN của dân tộc vì nó là khokinh nghiệm quý báu của cha ông đúc kết lại trên tất cả các lĩnh vực cuộc sống, vì nó thểhiện lối sống của thời đại, lối nghĩ của nhân dân, lối nói của dân tộc. - Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về văn học dân gian nói chung, TN nói riêng để từđó khám phá kiến thức về xã hội, về văn học nghệ thuật... Bởi lẽ, văn học dân gian đượcxem là bộ gen, là cơ sở, là cội nguồn của văn học dân tộc. - Biết nhận xét và vận dụng TN trong cuộc sống hàng ngày, trong công tác một cáchtốt hơn, đạt hiệu quả hơn. Bởi vì sức sống của TN ngày càng được khẳng định, nó vừa giảndị vừa sâu sắc một cách thú vị. Bởi vì TN là “những nhận xét, phán đoán, kết luận mà tínhchân thực đã được xác nhận từ trước”, được người nói dùng làm căn cứ để “trợ lực”, để“dựa vào nhằm để chứng minh cho tính chân thực của một nhận xét, phán đoán, kết luậnnào đó của mình” [8, tr. 122]. - Đây là dịp, cơ hội trao đổi, bàn bạc để tìm ra, để nhận dạng nghĩa của TN. Nếu câuTN có một nghĩa duy nhất, ý nghĩa đích thực thì chọn một nghĩa và loại những nghĩa khôngphù hợp. Còn nếu câu TN đích thực có nhiều nghĩa thì phải chấp nhận nó và xem đây là tínhsinh động của TN về mặt ý nghĩa. - Thấy được con đường nhận thức và lí giải nghĩa của TN nói chung trong đó có mộtsố câu TN có nhiều cách hiểu là rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải vận dụng kiến thức liênngành để giải mã. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Một số câu TN của người Việt (Kinh) trong các cuốn từ điển, các sách chuyênngành mà qua đối chiếu, so sánh chúng tôi thấy có sự giải thích nghĩa khác nhau. Cụ thể: + Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào, Nxb. Giáo Dục - Hà Nội, 1993. + Về cội về nguồn của Lê Gia, Nxb. Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, bốn quyển. + Từ điển thành ngữ, tục ngữ - ca dao Việt Nam của Việt Chương, Nxb. Đồng Nai, 1995. + Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, Nxb. Khoa học xã hội, 1997. + Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ do Hoàng Văn Hành chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. - Những câu TN có nhiều cách hiểu khác nhau vì nhiều nguyên nhân khác nhau quacác bài viết trao đổi, tranh luận trên các tạp chí chuyên ngành và các tạp chí có liên quan. Cụ thể: + Tạp chí Văn hoá dân gian. + Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống. + Tạp chí Ngôn ngữ. + Tạp chí Nguồn sáng dân gian. - Do những câu TN có nhiều cách hiểu khác nhau có số lượng tương đối nhiều nênchúng tôi chỉ chọn một số câu có thể nói là tiêu biểu, có vấn đề tranh luận... để tìm hiểu.Phần còn lại, chúng tôi chỉ liệt kê ra để bạn đọc tham khảo (có kè ...

Tài liệu được xem nhiều: