Danh mục

Đề tài: VỀ QUAN ĐIỂM VÀ TIÊU CHUẨN THỰC TIỄN

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.41 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích và luận chứng để làm rõ rằng, quan điểm thực tiễn là quan điểm cơ bản và quan trọng nhất trong triết học Mác. Nêu ra quan điểm thực tiễn cũng chính là nêu ra nhận thức luận, giá trị luận và phương pháp luận đúng đắn. Trên cơ sở khẳng định thực tiễn là tiêu chuẩn và là con đường duy nhất để kiểm nghiệm chân lý, tác giả nhấn mạnh rằng, trong quá trình kiên trì và vận dụng lý luận, cần thường xuyên nghiên cứu tình hình mới,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " VỀ QUAN ĐIỂM VÀ TIÊU CHUẨN THỰC TIỄN " Nghiên cứu triết họcĐề tài: VỀ QUAN ĐIỂM VÀ TIÊU CHUẨN THỰC TIỄN VỀ QUAN ĐIỂM VÀ TIÊU CHUẨN THỰC TIỄN (*) NGÔ NGUYÊN LƯƠNG (**)Trong bài viết này, tác giả đã phân tích và luận chứng để làm rõ rằng, quanđiểm thực tiễn là quan điểm cơ bản và quan trọng nhất trong triết học Mác.Nêu ra quan điểm thực tiễn cũng chính là nêu ra nhận thức luận, giá trị luậnvà phương pháp luận đúng đắn. Trên cơ sở khẳng định thực tiễn là tiêu chuẩnvà là con đường duy nhất để kiểm nghiệm chân lý, tác giả nhấn mạnh rằng,trong quá trình kiên trì và v ận dụng lý luận, cần thường xuyên nghiên cứu tìnhhình mới, vấn đề mới, thông qua sự tổng kết, khái quát thực tiễn mới để bổsung, làm phong phú và phát triển thêm lý luận, thúc đẩy sự phát triển của lýluận.Năm 1978, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc hội thảo có quy mô lớn với chủđề “Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý”. Qua hội thảonày, sự trói buộc của tệ sùng bái cá nhân và quan điểm “Hai nguyên tắc” đã bịphá bỏ (1). Điều đó thể hiện đường lối tư tưởng và đường lối chính trị củaĐảng Cộng sản Trung Quốc trong việc sửa chữa những sai sót, cũng như khắcphục những sai lầm của Mao Trạch Đông những năm cuối đời. Thông qua việcgiải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, dưới sự dẫn dắt của đường lối tư tưởngcủa chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc mới có thể xây dựng đ ượcmột con đường phát triển chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, mới cóthể thực hiện được bước nhảy vọt mang tính lịch sử lần thứ hai trong việc kếthợp những nguyên lý phổ biến của triết học Mác với thực tế Trung Quốc, hìnhthành nên lý luận Đặng Tiểu Bình, đồng thời giúp cho công cuộc cải cách, mởcửa và sự nghiệp hiện đại hoá thu được những thành tựu to lớn được thế giớicông nhận. Quán triệt tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XV, giương cao ngọncờ lý luận của Đặng Tiểu Bình, đối với quá trình thúc đẩy một cách toàn diệnsự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc trong thế kỷXXI, chúng ta cần phải kiên trì vấn đề giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị đểphát hiện, giải quyết những vấn đề và tình hình mới nảy sinh trong con đườngphát triển trước mắt. Để tăng cường sự kiên trì và nhất quán đối với tiêu chuẩnthực tiễn, cần phải tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu triết học đối với quan điểm thựctiễn; đồng thời, tăng cường hơn nữa sự lý giải khoa học đối với tiêu chuẩn thựctiễn.I. Quan điểm thực tiễn là quan điểm cơ bản và quan trọng nhất trong triết họcMác. Toàn bộ hệ thống lý luận của triết học Mác đã được xây dựng trên hòn đátảng thực tiễn. Chỉ khi có quan điểm thực tiễn khoa học mới có thể hình thànhnên thế giới quan, phương pháp luận, nhận thức luận, giá trị quan của triết họcMác. Triết học Mác luôn chứa đựng những tính chất, như tính phát triển, tínhbiện chứng, tính duy vật. Trong lịch sử triết học, triết học Mác là sự thống nhấtmang tính cách mạng, như sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phươngpháp biện chứng, giữa quan điểm tự nhiên và quan điểm lịch sử, giữa thế giớiquan và phương pháp luận, giữa lý luận về chân lý và lý luận về giá trị, v.v..Tất cả những điều đó đều có nguồn gốc từ quan điểm thực tiễn cũng như sự lýgiải khoa học đối với thực tiễn. Do vậy, xuất phát từ ý nghĩa của việc nhấnmạnh vai trò quan trọng của thực tiễn trong triết học Mác, chúng ta có thểkhẳng định, triết học Mác là một chủ nghĩa duy vật thực tiễn triết học, một triếthọc thực tiễn biện chứng, cũng có thể nói ngắn gọn là thực tiễn luận triết học.Triết học Mác theo mô hình của I.V.Xtalin chỉ giải thích thực tiễn là phạm trùcủa nhận thức luận và do vậy, về cơ bản là không phù hợp với tinh thần củaC.Mác trong “Luận cương về L.Phoiơbắc”. Luận cương này của C.Mác khôngđơn thuần chỉ đề cập đến vấn đề nhận thức luận, mà còn liên quan đến các lĩnhvực lý luận khác của triết học Mác.Quan điểm thực tiễn trong triết học Mác sở dĩ có vai trò quan trọng như vậy làdo chính đặc điểm của thực tiễn quyết định. Thực tiễn, theo quan niệm củaC.Mác, là hoạt động cảm tính của con người, hoạt động có tính đối tượng và làsự thống nhất giữa hoạt động cải tạo hoàn cảnh với hoạt động của con ngườihoặc với hoạt động tự cải tạo của con người. Theo quan điểm của Mao TrạchĐông, thực tiễn là hoạt động chủ quan đối với khách quan. Do vậy, thực tiễn làquá trình tác động tương hỗ lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể, quá trình traođổi qua lại của vật chất, năng lượng và thông tin. Do quá trình tác động và traođổi qua lại lẫn nhau mà chủ thể và khách thể đều có sự biến đổi, khách thể hoáchủ thể và chủ thể hoá khách thể. C.Mác đã chỉ ra rằng, “khuyết điểm chủ yếucủa toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật củaPhoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được chỉ được nhận thức dướihình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức làhoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn”(2). Như vậy, thự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: