Danh mục

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014-2015 môn Ngữ văn 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Hòa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.98 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh, sinh viên "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014-2015 môn Ngữ văn - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Hòa", đề thi bao gồm 3 câu hỏi tự luận có kèm đáp án và thang điểm với thời gian làm bài 150 phút. Hy vọng đề thi là nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và ôn thi của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014-2015 môn Ngữ văn 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ HòaPHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)Câu 1: (3,0 điểm) Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhậncủa em về đoạn thơ ấy ?Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích giá trị, ý nghĩa (cả về nghệ thuật và nội dung) của chi tiết cáibóng trong truyện người con gái Nam Xương của Nguyễn DữCâu 3: (12 điểm) Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sỹ trong hai bài thơ: “Đồng chí”(Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) ĐÁP ÁNCâu 1. (3 điểm) - Chép đúng, đủ 4 câu thơ sau: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.Yêu cầu học sinh biết viết một đoạn văn và nêu được cái ý cơ bản sau: - Bằng biện pháp tu từ nhân hóa, những hình ảnh giàu sức biểu cảm, cáchnói giảm 4 câu thơ khổ cuối bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) đã thể hiện cảmnhận về sự biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa cuối hạ sang đầu thu.Những yếu tố về thời tiết (nắng, mưa, sấm) được phát hiện trong những biến đổitinh vi (vẫn còn, vơi dần, bớt). - Đoạn thơ còn có nghĩa ẩn dụ: Khẳng định sức sống mãnh liệt của tâmhồn con người. Dù tuổi đã “sang thu” nhưng vẫn còn rạo rực, nồng nàn tình cảmtrước thiên nhiên cuộc đời. Sấm là những vang động, hàng cây đứng tuổi làhình ảnh con người từng trải bình tĩnh đón nhận những tác động bất thường củacuộc sống trong sự lạc quan tin yêu. + Thang điểm: Điểm 3: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trongsáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo cảm thụ riêng biệt, có thề có một vài saisót nhỏ. + Điểm 2: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết chưa sâu sắc, còn saisót một vài lỗi nhỏ. + Điểm 1: Bài viết còn thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng. + Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung và hình thức.Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích chi tiết cái bóng: * Về nghệ thuật: - Chi tiết cái bóng tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn. - Cái bóng là biểu hiện của tình yêu thương, lòng chung thủy trở thànhnguyên nhân trực tiếp của nỗi đau oan khuất, dẫn đến cái chết bi thảm của nhânvật (thắt nút). - Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho VũNương (mở nút). * Về nội dung: Chi tiết cái bóng làm cho cái chết Vũ Nương thêm oan ứcvà giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với phụ nữ thêm sâusắc. - Phải chăng qua chi tiết cái bóng, tác giả ngầm muốn nói trong xã hộiphong kiến thân phận người phụ nữ mong manh và rẻ rúng chẳng khác nào cáibóng trên tường. * Thang điểm: - Điểm 5: Bài viết sâu sắc đủ các ý đã nêu trên. - Điểm 4: Bài viết đủ các ý đã nêu, văn viết chưa sâu sắc, có thể có mộtvài lỗi nhỏ. - Điểm 3: Bài viết còn thiếu ý, còn sai một vài lỗi nhỏ. - Điểm 2: Bài viết còn thiếu ý, diễn đạt không rõ ý. - Điểm 1: Bài viết còn thiếu nhiều ý, diễn đạt lủng củng - Điểm 0: Bài viết lạc đề, sai cả hình dung, hình thức.Câu 3: (12 điểm) I. Yêu cầu:Học sinh biết viết bài nghị luận văn học (biết đối sánh hai tác phẩm để nhận ranhững nét đặc sắc của mỗi bài thơ về hình tượng người chiến sỹ. Diễn đạt trongsáng, không mắc lỗi chính tả, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, các ý cần trìnhbày được: A. Giới thiệu đề tài người chiến sỹ trong văn học cách mạng ViệtNam (1945-1975) và hai tác phẩm của hai nhà thơ. B. Nét giống nhau của hai tác phẩm: - Hình ảnh người chiến sỹ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những ngườiViệt Nam yêu nước. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lượcnên họ có nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập dân tộc, được giác ngộ sâu sắc lý tưởngcách mạng. - Trong chiến đấu họ phải đối mặt với những khó khăn gian khổ, thiếuthốn nhưng họ vẫn vượt lên để hoàn thành nhiệm vụ. Phẩm chất của người chiếnsỹ được tôi luyện trong kháng chiến, giữa họ có những tình cảm tốt đẹp, bềnchặt của tình đồng chí, đồng đội. Đó là những nét bản chất cao đẹp của ngườichiến sỹ cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. C. Nét đặc sắc riêng: a. Tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu. - Nội dung:Viết về người lính trong buổi đầu chống thực dân Pháp, xuất thân từ nông dânnghèo ở những miền quê khác nhau. Tác phẩm lý giải tình đồng chí, đồng độinảy sinh trên cơ sở cùng cảnh ngộ, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ gianlao, thiếu thốn. Các anh thấu hiểu tâm tư tình cảm của nhau, có những nỗi nhớquê hương sâu nặng tha thiết. - ...

Tài liệu được xem nhiều: