Danh mục

Đề thi & đáp án lý thuyết Kỹ thuật sửa chữa máy tính năm 2012 (Mã đề LT12)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.07 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề thi lý thuyết Kỹ thuật sửa chữa máy tính năm 2012 (Mã đề LT12) sau đây có nội dung được chia làm 2 phần với hình thức thi viết tự luận và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra, tài liệu này còn kèm theo đáp án giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi & đáp án lý thuyết Kỹ thuật sửa chữa máy tính năm 2012 (Mã đề LT12) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ------------------------- ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ III (2009-2012) NGHỀ : KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN Mã đề thi: SCLRMT_LT12 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Địa chỉ IP là gì? Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C. Cho ví dụ minh hoạ. Câu 2: (2,0 điểm) Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của màn hình CRT? Câu 3: (3,0 điểm) Trình bày các bước quan trọng khi kiểm tra sửa chữa máy tính. II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Phần này do từng Trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm. ………, ngày ………. tháng ……. năm ……… Tiểu ban ra đề thi Hội đồng thi TN DUYỆT 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ III (2009-2012) NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: DA SCLRMT_LT12 I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Địa chỉ IP là gì? Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C. Cho ví dụ minh hoạ. TT Nội dung Điểm A Địa chỉ IP là: 0,5 đ Sơ đồ địa chỉ hoá để định danh các trạm (host) trong liên mạng được gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits (đối với IP4) được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte), có thể được biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hoặc nhị phân. Cách viết phổ biến nhất là dùng ký pháp thập phân có dấu chấm để tách giữa các vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một host bất kỳ trên liên mạng. B Các lớp địa chỉ IP 1,5 đ + Địa chỉ lớp A: địa chỉ lớp A được sử dụng cho các 0,5 đ mạng có số lượng máy trạm lớn, địa chỉ lớp A có các đặc điểm như sau: - Bít cao nhất có giá trị bằng 0 - Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 3 byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máy Như vậy, mỗi mạng của lớp A có khả năng quản lý được 224-2 máy Ví dụ: 110.1.11.23 + Địa chỉ lớp B: địa chỉ lớp B được sử dụng cho các 0,5 đ mạng có số lượng máy trạm trung bình, địa chỉ lớp B có các đặc điểm như sau: - Bít cao nhất có giá trị bằng 10 - 2 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 2 byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máy 2 Như vậy, mỗi mạng của lớp B có khả năng quản lý được 216-2 máy Ví dụ: 131.3.110.71 + Địa chỉ lớp C : được sử dụng cho các mạng có số 0,5 đ lượng máy trạm ít, địa chỉ lớp C có các đặc điểm như sau: - Bít cao nhất có giá trị bằng 110 - 3 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 1 byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máy Như vậy, mỗi mạng của lớp C có khả năng quản lý được 28-2 máy Ví dụ: 198.1.110.76 Câu 2: (2,0 điểm) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màn hình CRT? TT Nội dung Điểm Cấu tạo màn hình CRT: 0.5 đ - Màn hình huỳnh quang để hiển thị điểm ảnh. - Ống phóng CRT phát ra các tia điện tử đập vào màn hình. - Bộ lái: điều khiển các tia điện tử theo đúng hướng - Thấu kính điện tử Nguyên lý hoạt động: 1.5 đ - Ống phóng CRT sẽ tạo ra các tia điện tử đập vào màn huỳnh quang để hiển thị các điểm ảnh theo mong muốn. - Toàn bộ lớp huỳnh quang có các lớp phát xạ màu dọc từ trên xuống dưới. Một điểm ảnh được phân thành các cường độ sáng khác nhau sẽ được điều khiển bằng chùm tia điện tử có cường độ khác nhau. Các màu sắc được hiển thị theo nguyên tắc phối màu phát xạ: Mỗi một màu xác định được ghép bởi ba màu cơ bản. - Chùm tia điện tử được xuất phát từ một ống phát của đèn hình. Tại đây có một dây tóc (kiểu giống dây tóc bóng đèn sợi đốt) được nung nóng, các điện tử tự do trong kim loại của sợi dây tóc nhảy khỏi bề mặt và bị hút vào điện trường tạo ra trong ống CRT. Để tạo ra một tia điện tử, ống CRT có các cuộn lái tia theo hai phương (ngang và đứng) điều khiển tia này đến các vị trí trên màn huỳnh quang. 3 - Để đảm bảo các tia điện tử thu hẹp thành dạng điểm theo kích thước điểm ảnh thiết đặt, ống CRT có các thấu kính điện từ (hoàn toàn khác biệt với thấu kính quang học) bằng các cuộn dây để hội tụ chùm tia. - Tia điện tử được quét lên bề mặt lớp huỳnh quang theo từng hàng, lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải một cách rất nhanh để tạo ra các khung hình tĩnh, nhiều khung hình tĩnh như vậy thay đổi sẽ tạo ra hình ảnh chuyển động. - Cường độ các tia này thay đổi theo điểm ảnh cần hiển thị trên màn hình, với các điểm ảnh màu đen các tia này có cường độ thấp nhất (hoặc không có), với các điểm ảnh trắng thì tia này lớn đến giới hạn, với các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: