Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam

Số trang: 2      Loại file: doc      Dung lượng: 41.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: ĐỊA LÍ 11 (Đề gồm có 02 trang) Mã đề Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề 001 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)Họ, tên thí sinh:.....................................................Số báo danh: .........................Lớp 11/…..I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 ĐIỂM)Câu 1: Các quần đảo trong vịnh Ca-ri-bê có thuận lợi chủ yếu cho phát triển ngành nào sau đây? A. Khai khoáng. B. Thủy điện. C. Du lịch. D. Chăn nuôi.Câu 2: Khu vực hóa kinh tế không dẫn đến A. xung đột và cạnh tranh giữa các khu vực với nhau. B. thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia. C. tăng cường tự do hóa thương mại ở trong khu vực. D. tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.Câu 3: Các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô có thuận lợi chủ yếu để phát triển những ngành nào sauđây? A. Khai thác quặng sắt, chăn nuôi, du lịch. B. Khai thác dầu khí, đánh bắt cá, du lịch. C. Khai thác vàng, chăn nuôi, lâm nghiệp. D. Khai thác dầu khí, trồng trọt và du lịch.Câu 4: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để A. tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực. B. hạn chế khả năng tự do hóa thương mại. C. thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. D. bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên.Câu 5: Do đô thị hóa tự phát nên dân đô thị ở khu vực Mỹ Latinh A. ổn định việc làm, không gian cư trú rộng, thu nhập rất thấp. B. chủ yếu là làm thuê, mức sống thấp, điều kiện sống khá tốt. C. thất nghiệp đông, thu nhập thấp, môi trường sống không tốt. D. thiếu việc làm, dân trí thấp, thu nhập khá tốt và rất ổn định.Câu 6: Đồng bằng Pam-pa có thuận lợi chủ yếu để phát triển A. trồng lúa, chăn nuôi gia súc lớn, khai thác than đá. B. trồng cây lâu năm, nuôi bò sữa, đánh bắt thủy sản. C. trồng lúa gạo, nuôi gia cầm, các nhà máy thủy điện. D. trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, khai thác khí.Câu 7: Một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là A. tăng cường hợp tác về văn hóa, văn nghệ và giáo dục. B. hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu. C. đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. D. trao đổi học sinh, sinh viên thuận lợi giữa nhiều nước.Câu 8: Hậu quả của việc toàn cầu hóa kinh tế là A. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. B. Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. C. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ. D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. Trang 1/2 - Mã đề thi 001Câu 9: Toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến A. tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. B. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. C. thu hẹp phạm vi hoạt động các công ty xuyên quốc gia. D. thu hẹp thị trường tài chính quốc tế.Câu 10: Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quantâm giải quyết là A. Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khu vực . B. Nhu cầu đi lại giữa các nước trong khu vực. C. Khai thác và sử dụng tài nguyên ngoài khu vực. D. Rào cản thương mại với bên ngoài khu vực.Câu 11: Toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây? A. Các tổ chức liên kết khu vực ra đời. B. Thương mại quốc tế phát triển mạnh. C. Hình thành phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu. D. Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng.Câu 12: Sơn nguyên Bra-xin có nhiều thuận lợi để A. trồng cây lâu năm nhiệt đới, chăn nuôi gia cầm, thủy điện. B. trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc, du lịch. C. trồng lúa và cây công nghiệp, chăn nuôi bò sữa, thủy điện. D. trồng cây công nghiệp hàng năm, khai thác than và du lịch.Câu 13: Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của khu vực Mỹ Latinh là A. nông nghiệp. B. công nghiệp. C. dịch vụ. D. xây dựng.Câu 14: Tổ chức nào sau đây cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nướcđang phát triển? A. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Diễn đàn hạp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. C. Quỹ tiền Tệ quốc tế (IMF). D. Ngân hàng Thế giới (WB).Câu 15: Vấn đề chủ yếu cần giải quyết của các quốc gia trong liên kết kinh tế khu vực là A. hợp tác thương mại, sản xuất hàng hóa. B. tự chủ về kinh tế và quyền lực quốc gia. C. trao đối hàng hóa và mở rộng thị trường. D. đào tạo nhân lực và bảo vệ môi trường.II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 ĐIỂM)Câu 1. (3 điểm) Trình bày về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Mỹ La tinh? Phân tíchảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Mỹ La tinh?Câu 2. (2 điểm) Trình bày các đặc điểm nổi bậc của ngành Nông nghiệp khu vực Mỹ La tinh?Phân tích điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt của khu vực Mỹ La tinh? ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 001 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: