Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 382.10 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT TÂY GIANG Năm học 2024 – 2025 MÔN: ĐỊA LÍ Lớp 11 (Đề có 3 trang) Thời gian làm bài: 45 Phút (không kể thời gian giao đề)Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề DI111 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7.0 điểm)Câu 1: Quốc gia có quy mô dân số đứng đầu Mỹ La tinh là A. Bra-xin. B. Đô-mi-ni-ca. C. Mê-hi-cô. D. Nê-vít.Câu 2: Dãy núi nổi tiếng nhất ở Mỹ La Tinh là A. Cooc-đi-e. B. An-tai. C. An-đet. D. An-pơ.Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tưnước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh? A. Thiên tai xảy ra nhiều. B. Thiếu lực lượng lao động. C. Cạn kiệt dần tài nguyên. D. Chính trị không ổn định.Câu 4: Nhóm các nước phát triển thường có quy mô GDP như thế nào? A. Thấp. B. Lớn. C. Trung bình và cao. D. Trung bình và thấp.Câu 5: Mỹ La tinh nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây? A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.Câu 6: Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do A. nguồn gốc gen di truyền. B. làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. C. chất lượng cuộc sống cao. D. môi trường sống thích hợp.Câu 7: Lợi thế chủ yếu nhất để các nước Mỹ La Tinh có thể phát triển các cây công nghiệp cónguồn gốc nhiệt đới là A. có nhiều cao nguyên bằng phẳng. B. có nhiều loại đất khác nhau. C. thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. có khí hậu nhiệt đới điển hình.Câu 8: Biểu hiện rõ rệt của việc cải thiện tình hình kinh tế ở nhiều nước Mĩ La tinh là A. xuất khẩu tăng nhanh, khống chế được lạm phát. B. tổng thu nhập quốc dân ổn định, trả được nợ nước ngoài. C. giảm nợ nước ngoài, đẩy mạnh nhập khẩu. D. công nghiệp phát triển, giảm nhanh xuất khẩu.Câu 9: Tổ chức liên kết kinh tế có GDP lớn nhất hiện nay là A. Liên minh châu Âu (EU). B. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).Câu 10: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về A. thành phần chủng tộc. B. lịch sử dựng nước, giữ nước. C. trình độ văn hóa, giáo dục. D. mục tiêu và lợi ích phát triển.Câu 11: Các nước trên thế giới phân chia thành nước phát triển và nước đang phát triển dựa theo A. trình độ phát triển kinh tế - xã hôi. B. đặc điểm tự nhiên, trình độ khoa học kĩ thuật. C. đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội. D. đặc điểm dân cư, trình độ phát triển kinh tế.Câu 12: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là Trang 1/3 - Mã đề DI111 A. sự sáp nhập của các ngân hàng lại với nhau. B. hàng hóa và dịch vụ lưu thông giữa các quốc gia thuận lợi hơn. C. các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối cùng nhau. D. giao dịch bằng thẻ điện tử ngày càng trở lên thông dụng.Câu 13: Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh gây ra hậu quả là A. hiện đại hóa sản xuất. B. quá trình công nghiệp hóa. C. thất nghiệp, thiếu việc làm. D. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.Câu 14: Đô thị hóa ở Mỹ La tinh không có đặc điểm nào sau đây? A. Nhiều đô thị có số dân từ 10 triệu trở lên. B. Khu vực đô thị tập trung nhiều di sản văn hóa. C. Quá trình đô thị hóa diễn ra từ sớm. D. Tỉ lệ dân thành thị cao trong tổng dân số.Câu15: Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa là A. đẩy nhanh đầu tư, làm sản xuất phát triển. B. tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt. C. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. D. gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo.Câu 16: Đặc điểm xã hội nổi bật ở hầu hết các nước Mỹ La Tinh là A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp. B. điều kiện sống của dân cư đô thị cao. C. phần lớn dân cư sống ở nông thôn. D. chênh lệch giàu nghèo lớn.Câu 17: Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước đang phát triển? A. Nhật Bản. B. Hoa Kì. C. Trung Quốc. D. Đức.Câu 18: Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt. B. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học. C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. D. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.Câu 19: Khu vực hoá kinh tế không bao gồm biểu hiện nào sau đây? A. Số lượng của các công ty đa quốc gia và chi nhánh không ngừng tăng. B. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành. C. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực tăng. D. Nhiều hiệp định kinh tế, chính trị khu vực được kí kết.Câu 20: Ở các nước phát triển, ngành nào sau đây đóng góp nhiều nhất trong GDP? A. Lâm nghiệp. B. Dịch vụ. C. Công nghiệp. D. Nông nghiệp.Câu 21: Nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinhtế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là do A. phong phú về tài nguyên. B. phong phú nguồn lao động. C. sự đa dạng về chủn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: