Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 419.39 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo ThắngTRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG ĐỀ THI MINH HOẠ GIỮA KÌ I TỔ SỬ - ĐỊA - GD MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12 ( Thời gian: 50 phút) Câu 1: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. B. vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang. C. vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong. D. vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong. Câu 2: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng A. lãnh hải. B. đặc quyền kinh tế. C. thềm lục địa. D. tiếp giáp lãnh hải. Câu 3: Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây? A. Lào và Thái Lan. B. Campuchia và Trung Quốc. C. Lào và Campuchia. D. Lào và Trung Quốc. Câu 4: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây. B. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có. C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực. Câu 5: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí A. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa. B. diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động. C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế lớn. D. liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn. Câu 6: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của của thiên nhiên nước ta là A. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. C. Khí hậu có một mùa đông lạnh, ít mưa. D. Chịu ảnh hưởng chế dộ gió mùa châu á. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta? A. Vùng biển có diện tích lớn gấp ba lần vùng đất liền. B. Thềm lục địa nông, mở rộng ở phía Bắc và phía Nam. C. Độ nông - sâu của thềm lục địa đồng nhất từ Bắc vào Nam. D. Thềm lục địa miền Trung hẹp, tiếp giáp với vùng biển sâu. Câu 8: Vị trí địa lí và hình thể đã tạo nên A. khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. B. địa hình có tính phân bậc rõ rệt. C. tài nguyên khoáng sản phong phú. D. sự phân hóa đa dạng của tự nhiên. Câu 9: Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây? A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao. B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. C. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.Câu 10: Các cao nguyên ở nước ta thuận lợi nhất để phát triển hoạt động kinh tế nàosau đây? A. Chăn nuôi gia súc nhỏ. B. Chăn nuôi gia cầm. C. Phát triển cây công nghiệp lâu năm. D. Phát triển cây công nghiệp hàngnăm.Câu 11: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta là A. xói mòn, rửa trôi. B. bồi tụ, mài mòn. C. xâm thực, bồi tụ. D. bồi tụ,xói mòn.Câu 12: Đồng bằng ven biển ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sauđây? A. Mở rộng về phía Nam. B. Thu hẹp về phía Nam. C. Kéo dài liên tục theo chiều Bắc - Nam. D. Phân bố xen kẽ các cao nguyênđá vôi.Câu 13: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi A. có bậc ruộng cao bạc màu. B. có nhiều ô trũng ngập nước. C. không được bồi đắp thường xuyên. D. được bồi đắp phù sa thườngxuyên.Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh của khu vực đồng bằng ởnước ta? A. Tập trung các thành phố, các khu công nghiệp. B. Các sông có trữ năng thủy điện lớn. C. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. D. Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải của sông ngòi miền Trung nước ta? A. Có lũ vào thu - đông. B. Chế độ nước thất thường. C. Dòng sông ngắn và dốc. D. Lũ lên chậm xuống chậm.Câu 16: Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng ở nướcta? A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Cung cấp một sốnguồn lợi về thủy sản, lâm sản. C. Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày. D. Tập trung các khu công nghiệp,thành phố.Câu 17: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùngđồi núi nước ta là A. thường xuyên xảy ra thiên tai. B. địa hình bị chia cắt mạnh trở ngại cho giao thông. C. sông ngòi ít có giá trị về giao thông đường thủy. D. khoáng sản phân bố phân tán theo không gian.Câu 18: Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là A. tác động của vận động Tân kiến tạo. B. sự xuất hiện khá sớm của conngười. C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. vị trí địa lí giáp Biển Đông.Câu 19: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi TâyBắc là A. đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. hướng nghiêng Tây Bắc - ĐôngNam. C. có một số sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. D. có nhiều khối núi cao đồ sộ.Câu 20: Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn các vùngkhác chủ yếu là do A. phần lớn diện tích vùng là địa hình đồi núi thấp. B. nhiều đỉnh núi cao giáp biên giới Việt - Trung. C. các dãy núi có hướng vòng cung, đón gió mùa mùa đông. D. địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.Câu 21: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp là nguyên nhân chủ yếu làm cho A. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. B. địa hình nước ta trẻ lại, có sự phân bậc rõ ràng. C. thiên nhiên nước ta có sự phân hóa sâu sắc. D. thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Bắccủa nước ta thuộc tỉnh nào?A. Điện Biên. B. Hà Giang. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: